205
/
76298
"Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập!"
khong-ne-tranh-nua-chi-ro-nguoi-chiu-trach-nhiem-moi-giai-quyet-duoc-ngap
news

"Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập!"

Thứ 7, 13/07/2019 | 12:37:29
929 lượt xem

Đại biểu HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, việc lấn chiếm kênh rạch gây úng ngập đã được chỉ ra từ lâu. Do đó, phải làm rõ trách nhiệm thuộc về ai thì mới khắc phục được tình trạng này...

Chiều 12/7, HĐND TPHCM báo cáo kết quả giám sát chuyên đề: “Tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố”.

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 1

Đại biểu Lê Minh Đức cho rằng số điểm ngập có xu hướng tăng lên ở khu vực ngoại vi thành phố

Đại biểu HĐND TPHCM đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan, địa phương trong việc triển khai các dự án chống ngập và hiệu quả của một số dự án, qua đó góp phần xóa các điểm ngập do mưa, do triều. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập tồn tại trong thời gian qua.

Đại biểu Lê Minh Đức cho rằng, số điểm ngập có xu hướng tăng lên ở khu vực ngoại vi thành phố. Điều này cho thấy việc phát triển hệ thống thoát nước không kịp so với đô thị hóa. Ông đề nghị phải kiểm soát chặt chẽ quá trình đô thị hóa và xem lại tổng thể giải pháp chống ngập.

Theo quy hoạch, thành phố sẽ xây 104 hồ điều tiết. Ông Đức đặt câu hỏi về tiến độ công việc, hiện đã xây dựng được bao nhiêu hồ, thời hạn phải hoàn thành quy hoạch?

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 2

Đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến nhận định, chống ngập là thách thức lớn của TPHCM

Đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến cho rằng có thể nói chống ngập là thách thức lớn của thành phố. Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các đơn vị với địa phương ở một số dự án chưa sát thực tế, khiến dự án kéo dài tiến độ, gây bức xúc cho người dân.

Theo ông Tuyến, hành vi xả rác xuống cống, kênh rạch, lấn chiếm cửa xả, làm nghẽn dòng chảy cũng là nguyên nhân gây ngập. Hiện nay, mưa xuống là nhiều nơi còn ngập nước, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 3

Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt cho rằng lối sống, thói quen sử dụng túi nilon của người dân là một nguyên nhân gây tắc cống, ngập đường

Bổ sung thêm, đại biểu Nguyễn Minh Nhựt chỉ rõ, lối sống, thói quen sử dụng túi nilon của người dân là một nguyên nhân gây tắc cống, ngập đường. Không thể tiếp tục tái diễn việc vứt túi nilon xuống cống, kênh gây tắc nghẽn dòng chảy. Cần khuyến khích người dân có lối sống xanh, thân thiện môi trường.

Đại biểu Cao Thanh Bình cho rằng nguồn lực tài chính có hạn, trong khi nên TP kêu gọi đầu tư xã hội hóa đầu tư dự án chống ngập cũng khó. Do đó, cần xem lại để xây dựng lộ trình các dự án cho chặt chẽ hơn.

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 4

Đại biểu Cao Thanh Bình cho rằng nguồn lực tài chính có hạn, trong khi nên TP kêu gọi đầu tư xã hội hóa đầu tư dự án chống ngập cũng khó

Theo ông Bình, dự án chống ngập do triều gần 10.000 tỷ đồng người dân rất quan tâm đến tiến độ, hiệu quả dự án. Hiện nay vướng mắc mặt bằng, các địa phương cam kết hạn cuối giao đất là ngày 30/6 nhưng đến nay còn nhiều trường hợp chưa bàn giao.

Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng quá trình đô thị hóa nhanh khiến nhiều kênh rạch bị thu hẹp, thậm chí biến mất. Như ở quận 2, người dân mở quán, dựng chòi trên hành lang bảo vệ bờ sông, thậm chí trên sông; nhiều công trình nằm trong hành lang bảo vệ bờ sông, không chỉ nhà ở mà còn hồ bơi…

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 5

Đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm cho rằng quá trình đô thị hóa nhanh khiến nhiều kênh rạch bị thu hẹp, thậm chí biến mất

“Tuy nhiên, đến nay lấn chiếm vẫn tồn tại ở nhiều nơi và phát sinh thêm. Xử lý dứt điểm khi nào xong?”, bà Trâm đặt câu hỏi.

Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung cho rằng bỏ ngân sách đầu tư công trình, vậy có đánh giá lại chất lượng và hiệu quả công trình khi đưa vào sử dụng? Từ đó rút ra hạn chế, xem vấn đề quy hoạch, việc kết nối hệ thống thoát nước với nhau.

“Một số địa phương đang đô thị hóa cao, hệ thống thoát nước vừa thiếu lại vừa yếu, đơn cử như quận 9. Hay như đường Huỳnh Tấn Phát, việc kết nối các cửa xả thoát nước cũng chưa kịp thời”, bà Nhung nói.

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 6

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP, cho rằng phải chỉ ra được trách nhiệm thuộc về ai khi để kênh rạch bị lấn chiếm

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Chủ tịch HĐND TP, cho rằng quá trình giám sát vẫn chưa chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị, địa phương khi để hạn chế còn tồn tại.

Theo bà Tâm, trước đây cũng đề cập đến việc lấn chiếm kênh rạch, đây là nguyên nhân ngập khó giải quyết. Hệ thống kênh rạch thành phố tốt nhưng để cho người dân lấn chiếm, cơ quan chức năng cấp phép xây dựng lấp cả kênh, làm cống hộp thay kênh tự nhiên.

“Không nên tiếp tục né tránh nữa, phải chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào thì mới khắc phục được. Nói đề xuất xử lý nghiêm nhưng ai xử lý? Cần phải chỉ ra được cơ quan chịu trách nhiệm”, bà Tâm nhấn mạnh.

Cũng theo nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM, nguồn lực đầu tư cho công trình chống ngập thời gian qua không phải là nhỏ. Do đó, cần so sánh kết quả dự án với nguồn lực xem có lãng phí hay không?

“Phải xem người dân có hài lòng với kết quả chống ngập không? Khu tái ngập, ngập mới thì người dân sống thế nào. Mưa xuống là nhiều nơi ngập. Mình không phủ định sạch trơn những việc làm được, những nỗ lực của UBND TP nhưng phải cụ thể hơn những hạn chế”, bà Tâm nói.

Không né tránh nữa, chỉ rõ người chịu trách nhiệm mới giải quyết được ngập! - 7

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng chống ngập là bài toán nan giải của TP

Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng chống ngập là bài toán nan giải của thành phố. Ngoài mưa, triều, lũ thì tốc độ đô thị hóa nhanh trong bối cảnh dân số tăng cao gây áp lực lớn với hệ thống thoát nước thành phố.

Theo ông Hoan, nếu không giảm ngập chắc chắn đời sống người dân rất khó khăn và hầu như ảnh hưởng toàn bộ người dân, môi trường xã hội, thu hút đầu tư. Nếu không giải quyết tốt thì đây là “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế thành phố.

“Thời gian gần đây ngập không triền miên như trước đây. Điều này chứng tỏ hiệu quả bước đầu của các dự án chống ngập”, ông Hoan nhận định.

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết sẽ cho tổng kiểm tra, rà soát lại chức năng từng con kênh, con rạch để có giải pháp cụ thể.

Theo Quốc Anh – Tùng Nguyên/Dân trí

Ảnh: Phạm Nguyễn

  • Từ khóa

Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2025
20:16 - 26/11/2024
92 lượt xem

Quốc hội "chốt" áp thuế VAT 5% đối với phân bón

Chiều 26-11, tại kỳ họp thứ 8, 407/451 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
20:14 - 26/11/2024
93 lượt xem

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
273 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
361 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
710 lượt xem