205
/
73119
Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KTXH Đại hội XIII với một số địa phương
thu-tuong-chu-tri-hop-tieu-ban-ktxh-dai-hoi-xiii-voi-mot-so-dia-phuong
news

Thủ tướng chủ trì họp Tiểu ban KTXH Đại hội XIII với một số địa phương

Thứ 3, 07/05/2019 | 17:34:02
563 lượt xem

Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng làm việc với lãnh đạo TPHCM và một số địa phương phía Nam.

Sáng 7/5, tại TPHCM, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội làm việc với lãnh đạo TPHCM và một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Buổi làm việc để Tiểu ban nghe các địa phương báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Chiến lược 10 năm 2011-2020, Kế hoạch 5 năm 2016-2020; các bài học, đề xuất, kiến nghị để xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 -2025.

thu tuong chu tri hop tieu ban ktxh dai hoi xiii voi mot so dia phuong hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng dự có 5 Ủy viên Bộ Chính trị là Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.

Tham dự buổi làm việc còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo nhiều bộ, ngành; lãnh đạo TPHCM và các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đây là các văn kiện quan trọng trình Đại hội Đảng lần thứ XIII. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải kế thừa và phát huy thành tựu 30 năm đổi mới; đưa nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới.

Thủ tướng cho biết, các thành viên Tiểu ban dành nhiều thời gian để nghe các địa phương báo cáo, đánh giá thực trạng kết quả đạt được, các tồn tại, yếu kém, bài học rút ra trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm qua, đặc biệt là cách vận dụng sáng tạo mô hình mới trong phát triển; đề xuất, kiến nghị phương hướng, giải pháp đột phá sáng tạo thời gian tới để thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2045.

Riêng với TPHCM, Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc phát huy vai trò là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, trong đó đề cập thực trạng phát triển, quản lý đô thị, liên kết vùng... và giải pháp phát triển thời gian tới. 

Sau khi các địa phương, bộ, ngành và thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội nêu ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các địa phương đã nêu nhiều ý kiến có chất lượng, tâm huyết.

Thủ tướng cho rằng, các địa phương và vùng đã có nhiều thành quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Những đóng góp này được Đảng, Nhà nước trân trọng và biểu dương.

Các địa phương đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế về hạ tầng kết nối, an ninh, an toàn xã hội, chất lượng phát triển, khoa học công nghệ, cơ chế điều hành ngân sách... Thủ tướng cho rằng, đây là những bất cập mà cả địa phương và Trung ương cần thẳng thắn nhìn nhận để xử lý.

Về sự phát triển thời gian tới, các địa phương đã khẳng định TPHCM và vùng tiếp tục là động lực phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều đó cho thấy phải có sự thay đổi tư duy trong phát triển; phải phát triển đồng bộ, toàn diện, đồng thời chăm lo cho cuộc sống của nhân dân, nhất là người nghèo, gia đình chính sách. Trong phát triển phải chú trọng bảo vệ môi trường, phát triển xanh...

Thủ tướng cũng đánh giá cao các địa phương đã đề cấp các biện pháp, chủ trương lớn trong phát triển, gồm: chú trọng khoa học công nghệ trong thời đại 4.0 và nền kinh tế số; phát triển các loại hình doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, hợp tác xã...; phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ; thúc đẩy kết nối mạnh mẽ về hạ tầng; tổ chức thực hiện liên kết vùng một cách khách quan, có trách nhiệm. Cùng với đó là chú trọng hoàn thiện thể chế, tổ chức bộ máy hiệu quả để thực hiện các nhiệm vụ đề ra...

Thủ tướng nhấn mạnh, ý kiến của các địa phương là thông tin đầu vào quan trọng với tính thực tiễn cao, để cùng quan điểm lãnh đạo của Đảng, xây dựng các báo cáo chính trị quan trọng, chất lượng cao, có cơ sở thực tiễn và khoa học trình Đại hội Đảng lần thứ XIII.  

Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã đặt hàng 41 chuyên đề nghiên cứu cho các bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng cho biết, trên cơ sở ý kiến của các địa phương, các chuyên đề nghiên cứu, Tiểu ban sẽ chuẩn bị Đề cương chi tiết trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương./.

Theo Vũ Dũng/VOV.VN

  • Từ khóa

Giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm vừa qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: giá trị...
12:07 - 26/11/2024
126 lượt xem

Việt Nam, Bulgaria thúc đẩy thương mại hai chiều

Chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nằm trong nỗ lực đưa quan hệ với Việt Nam ngày càng thực chất và hiệu quả, với thương mại - đầu tư là trụ...
08:50 - 26/11/2024
219 lượt xem

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời...
19:28 - 25/11/2024
555 lượt xem

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Trên cơ sở quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp với bề dày hơn 7 thập kỷ giữa hai nước, nhân dịp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội...
19:05 - 25/11/2024
550 lượt xem

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria

Sáng 25-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
13:19 - 25/11/2024
652 lượt xem