205
/
66342
Chủ tịch Quốc hội: Người ta giàu lên từ việc nhà nước thất thoát trong quản lý đất
chu-tich-quoc-hoi-nguoi-ta-giau-len-tu-viec-nha-nuoc-that-thoat-trong-quan-ly-dat
news

Chủ tịch Quốc hội: Người ta giàu lên từ việc nhà nước thất thoát trong quản lý đất

Thứ 3, 16/10/2018 | 14:23:58
814 lượt xem

“Nhất định phải thực hiện đấu thầu công khai việc giao đất, cho thuê đất nộp tiền một lần cho mục đích kinh doanh, thương mại. Tôi cho là nhà nước thất thoát nhiều lắm trong quản lý đất đai. Giờ người ta làm giàu, các đại gia bất động sản phất lên đều từ chỗ này” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Góp ý kiến trong phiên thảo luận về các báo cáo ngân sách tại UB Thường vụ Quốc hội sáng 16/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu các nguyên tắc, tiêu chí xây dựng dự toán ngân sách năm 2019.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trần nợ công và bội chi kiên quyết giữ theo định hướng đã được Ban Chấp hành TƯ thông qua, Bộ Chính trị đã xem xét, quyết đình. Về trần đầu tư công, Chủ tịch Quốc hội quán triệt, những nội dung điều chỉnh cần lấy từ nguồn dự phòng ngân sách chứ không cho phép chi đội trần tổng mức đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp của UB Thường vụ Quốc hộiChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội

Với nguồn tiền dự phòng của ngân sách TƯ, Chủ tịch Quốc hội đồng ý để UB Thường vụ Quốc hội đưa ra nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên rồi để Chính phủ điều hành cụ thể, căn cứ theo đó. Nguyên tắc là các dự án, công trình mới thì phải đảm bảo tiêu chí cấp thiết, cấp bách mới làm.

Tuy nhiên, nhìn lại danh mục các công trình sẽ đầu tư trong kế hoạch vốn trung hạn, Chủ tịch Quốc hội đề cập, ngoài những dự án lớn như nút giao Huế, xây dựng cơ sở dữ liệu của Bộ Công an thì có những dự án nhỏ như đề xuất của Tuyên Quang được bố trí 500 tỷ đồng giải phóng mặt bằng để làm đường đấu nối với cao tốc Hà Nội – Lào Cai thì cần xem xét vì đó là khoản đầu tư nhỏ nhưng sẽ mang lại hiệu quả tốt. Theo Chủ tịch, cần chú ý tới những ý kiến để tháo gỡ cho các vùng khó khăn.

Với khoản chi cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đáng ra, việc này phải chấm dứt từ 2015 rồi nhưng đã lùi đến 2018 vẫn chưa xong, giờ cho kéo dài nốt tới hết 2019, các địa phương phải tập trung để triển khai cho được với số tiền còn hơn 1.300 tỷ đồng.

Về việc quản lý ngân sách, lãnh đạo Quốc hội đề nghị Chính phủ xem lại Nghị định 126 để sửa đổi ngay trong quý cuối của năm 2018 vì nhiều nội dung quy định vẫn chưa tuân thủ luật ngân sách. Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn chứng, việc thoái vốn tại DNNN, lâu nay nguồn tiền đưa về Quỹ sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp là sai, đáng ra tiền thu được phải nộp ngân sách.

Một nguyên tắc khác được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là nhất thiết phải thực hiện đấu thầu công khai việc giao đất, cho thuê đất nộp tiền một lần cho các mục đích kinh doanh thương mại.

“Tôi cho là nhà nước thất thoát nhiều lắm trong quản lý đất đai. Giờ người ta làm giàu, các đại gia bất động sản phất lên đều từ chỗ này. Mà làm theo kiểu này không rõ ràng, làm thất thoát tiền bạc của nhà nước lớn lắm, thất thoát không phải do tham nhũng mà chính là do cơ chế của chúng ta thiếu chặt chẽ” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Báo cáo lại với lãnh đạo Quốc hội về đề xuất điều chỉnh nguồn vốn đầu tư công trung hạn của Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải thích, Chính phủ xin cho tăng thêm 60.000 tỷ đồng vốn đầu tư ODA là lấy từ phần giảm 60.000 tỷ của vốn trái phiếu Chính phủ chứ không phải từ nguồn dự phòng. Trong số 60.000 tỷ đồng giảm chi được này thì 51.000 tỷ là của 3 dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM, chỉ 9.000 tỷ là từ các dự án khác.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng báo cáo, nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ đồng thực tế đã được quyết từ 3 năm trước, trường hợp cấn bố trí vốn từ nguồn dự phòng thì cũng phải tính toán trển cơ sở cân đối nguồn thu. Thực tế, mức trần 2 triệu tỷ đồng là dự trên phương án mức tăng trưởng trung bình 5 năm đạt 6,75%. Đây là “kịch bản” khá cao và thực tế bình quân 3 năm qua, mức tăng trưởng mới đạt 6,57% nên để 5 năm đạt được mức trung bình 6,7% không dễ. Dự định sử dụng nguồn ngân sách dự phòng, theo đó, cũng cần xem xét kỹ.

Một số ý kiến khác nêu đề xuất dành nguồn vốn ưu tiên để hoàn thành tuyến đường Trường Sơn Đông, làm tượng đài trên tuyến đường này, đầu tư đường tuần tra ven biển… nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển yêu cầu để Bộ Quốc phòng xem xét, đề xuất cụ thể.

Theo P.Thảo/Dân trí

  • Từ khóa

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria

Sáng 25-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
13:19 - 25/11/2024
56 lượt xem

Tổng Bí thư: Hoàn thành tinh gọn bộ máy trước Đại hội XIV

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, hai nội dung lớn được xem xét tại Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII lần này là sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt...
14:17 - 25/11/2024
64 lượt xem

Không khí lạnh mạnh tràn về khiến miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại

Không khí lạnh mạnh đang tràn về khiến miền Bắc rét đậm, rét hại. Từ đêm 26-11, nhiệt độ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C
11:57 - 25/11/2024
124 lượt xem

Kiến tạo hòa bình, vì sự phát triển và thịnh vượng

Trong bốn ngày qua ở thủ đô Phnom Penh với chương trình bận rộn, chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại...
08:32 - 25/11/2024
207 lượt xem

Bộ trưởng TN-MT: Xử lý nghiêm hành vi thổi giá đất

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy tại diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ TN-MT lắng nghe nông dân nói".
18:53 - 24/11/2024
541 lượt xem