205
/
65398
Giải quyết thủ tục hành chính cho dân, doanh nghiệp: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức
giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-cho-dan-doanh-nghiep-nang-cao-y-thuc-trach-nhiem-cua-cong-chuc
news

Giải quyết thủ tục hành chính cho dân, doanh nghiệp: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức

Thứ 3, 18/09/2018 | 11:03:07
705 lượt xem

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp đang là chủ trương lớn của Chính phủ. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, nếu để chậm thủ tục hành chính thì phải xin lỗi dân.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho dân, một số chuyên gia cho rằng, ngoài việc xin lỗi dân thì cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức. Phải kiểm tra, đi đôi với nó là có biện pháp xử lý kinh tế đủ mạnh…

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGPPhó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VGP

Chi phí còn nhiều, cán bộ còn sách nhiễu

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, những năm qua công tác giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp từng bước có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần giải quyết phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, nâng cao trách nhiệm, tính minh bạch của hoạt động của các cơ quan nhà nước trong phục vụ nhân dân.

Tuy vậy, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, công tác giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương còn nhiều tồn tại. Việc phục vụ của cán bộ với tư duy lấy người dân làm trung tâm chưa được nhận thức một cách nghiêm túc. Điều này thể hiện qua những phản ánh, phàn nàn về trình độ, hành vi ứng xử của một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa. Tình trạng chậm trễ, quá hạn trong giải quyết hồ sơ, TTHC, nhất là loại hình dịch vụ công trực tuyến còn phức tạp. Điều này cho thấy độ trễ khá lớn từ chính sách cho đến hành động.

Ông Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chấn chỉnh việc giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị của mình, hạn chế tối đa việc người dân và doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần. Đồng thời khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC, tình trạng quá hạn trong giải quyết TTHC.

“Cần nghiêm túc xử lý các phản ánh, khiếu kiện của cá nhân, tổ chức về quy định TTHC. Đồng thời thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân và tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết TTHC. Bên cạnh đó, phải có các giải pháp khen thưởng, động viên kịp thời công chức, viên chức được đánh giá cao trong giải quyết TTHC và xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định” - ông Trương Hòa Bình nói.

Trao đổi với Báo Lao Động về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) chia sẻ, thực tế hiện nay trong quá trình làm thủ tục hành chính thì việc cán bộ, sách nhiễu, đòi bôi trơn trong dân là có. Ông Phương cho rằng, trong chủ trương chỉ đạo chung thì phải giải quyết dứt điểm và đặc biệt trong thủ tục hành chính đã cảnh báo nghiêm cấm gây phiền hà cho người dân. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đó.

Theo ông Phương, về chủ trương xin lỗi dân khi làm chậm thủ tục hành chính là rất tốt. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tế vẫn còn khó. Bởi hiện nay nhiều tồn đọng là do khách quan chứ không phải do chủ quan. “Trước kia một số thủ tục, đặc biệt là đất đai nhiều văn bản, nghị định sai sót dẫn đến xử lý bị khó, chậm nên khi chậm thì cán bộ phải trả lời cho dân sớm để dân nắm rõ, thông cảm” - ông Phương nói.

Cần có biện pháp răn đe

Cũng theo ông Phương, ngoài những lý do khách quan, trường hợp mà chủ quan, thậm chí mà bị người dân phát hiện, khiếu kiện thì phải vào kiểm tra, thanh tra để xác định xử lý. Có thể xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy tố (nếu có dấu hiệu tham nhũng). “Trong Luật Công chức sửa đổi sắp tới phải có những quy định rành mạch hơn. Đặc biệt, trong các quy định của luật pháp phải điều chỉnh biện pháp răn đe để có cơ sở xử lý vi phạm” - ông Phương nhấn mạnh.

Trong khi đó, trao đổi với Lao Động, PGS-TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, trước hết cần bớt các thủ tục hành chính rườm rà. Ví dụ thủ tục đóng thuế Hải quan còn rất nhiều giấy tờ gây trở ngại cho người thực hiện, vì vậy cần cắt giảm cho chúng trở nên đơn giản hơn. Hai là, cần xác định thái độ của người công chức, đó là phục vụ dân đúng mực, đúng với chức năng của mình. Muốn vậy, phải có hệ thống kiểm tra, kiểm soát.

Theo PGS-TS Đức, ngoài giáo dục ý thức, nâng cao trách nhiệm của công chức thì phải kiểm tra, đi đôi với nó là có biện pháp xử lý kinh tế đủ mạnh. Bên cạnh đó, cần có cơ chế tăng lương sao cho phù hợp. Một giải pháp nữa là cần đào tạo đội ngũ cán bộ công chức phải là những người có trình độ chuyên môn, thông thạo nghề nghiệp. Còn về phía người dân, theo ông Đức thì nâng cao ý thức dân chủ cho họ là việc làm cần thiết.

Theo Cao Nguyên/Lao động

  • Từ khóa

Không khí lạnh mạnh tràn về khiến miền Bắc có nơi rét đậm, rét hại

Không khí lạnh mạnh đang tràn về khiến miền Bắc rét đậm, rét hại. Từ đêm 26-11, nhiệt độ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C
11:57 - 25/11/2024
18 lượt xem

Kiến tạo hòa bình, vì sự phát triển và thịnh vượng

Trong bốn ngày qua ở thủ đô Phnom Penh với chương trình bận rộn, chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại...
08:32 - 25/11/2024
107 lượt xem

Bộ trưởng TN-MT: Xử lý nghiêm hành vi thổi giá đất

Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy tại diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ TN-MT lắng nghe nông dân nói".
18:53 - 24/11/2024
445 lượt xem

Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối, xem xét công tác nhân sự

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng
18:43 - 24/11/2024
459 lượt xem

Sang nhượng suất đạp xích lô, chèo ghe ở Hội An giá 500-700 triệu đồng

Chủ tịch Nghiệp đoàn xích lô Hội An Phan Phước Tùng cho biết mỗi suất đạp xích lô ở Hội An có giá từ 500-700 triệu đồng nhưng đa phần bà con anh em họ...
16:36 - 24/11/2024
492 lượt xem