205
/
64254
Phát triển bền vững và mệnh lệnh của Thủ tướng
phat-trien-ben-vung-va-menh-lenh-cua-thu-tuong
news

Phát triển bền vững và mệnh lệnh của Thủ tướng

Thứ 3, 14/08/2018 | 08:08:55
927 lượt xem

Nghị quyết số 19-2018/ NQ-CP do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 15.5.2018 chỉ sử dụng cụm từ “phát triển bền vững” đúng một lần. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững 2018. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững 2018. Ảnh: TTXVN

Thế nhưng xuyên suốt Nghị quyết “tiếp tục những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2018 và những năm tiếp theo” chính là những nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Đó cũng chính là mệnh lệnh của Chính phủ và Thủ tướng.

3 trụ cột của chiến lược phát triển bền vững

2 tháng sau khi ban hành Nghị quyết số 19, tại Hội nghị về phát triển bền vững năm 2018 (diễn ra đầu tháng 7.2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Phát triển bền vững là trách nhiệm chung của hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi cá nhân. Tôi đề nghị chúng ta cùng chung tay thực hiện tốt tất cả các mục tiêu này”.

Thủ tướng nói thêm: ”Tôi yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn, minh bạch, giảm cả chi phí tài chính và thời gian, hướng tới mức trung bình của ASEAN-4 làm nền tảng hướng tới chuẩn mực của OECD”.

Chia sẻ về phát triển bền vững, Thủ tướng cho rằng, từ tăng trưởng kinh tế cho đến phát triển kinh tế, rồi phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là sự thay đổi tên gọi, mà ẩn sau đó là cả những nội hàm rất sâu sắc xuất phát từ quá trình thay đổi nhận thức. Nói khác đi, để đi đến được khái niệm phát triển bền vững là một quá trình dài thay đổi tư duy và hiểu biết của chúng ta về những gì được xem là mục đích và ý nghĩa thực sự của sự phát triển.

Tăng trưởng kinh tế, như cách hiểu truyền thống, chỉ sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người. Tuy nhiên, thước đo về tăng trưởng kinh tế từ lâu đã bị phê phán là có nhiều hạn chế. Chẳng hạn có những nước mức thu nhập bình quân đầu người như nhau, nhưng chất lượng sống của người dân những nước này rất khác nhau. Nhiều nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người khá cao, nhưng không phải nhóm người nào trong xã hội cũng được hưởng lợi thành quả từ tăng trưởng. 

Để khắc phục nhược điểm của thước đo tăng trưởng kinh tế, thì nay chúng ta bổ sung thêm khái niệm phát triển kinh tế, tiếp theo là phát triển bền vững. Năm 2015, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thay thế 8 Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ bằng 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) với 168 chỉ tiêu cụ thể.

Từ đó, các quan điểm về phát triển bền vững bắt đầu được mở rộng ra và mang tính bao trùm lớn hơn, phản ánh khát vọng chung của toàn nhân loại là được sống trong hoà bình, phát triển xanh, môi trường sống trong sạch, bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, không còn chiến tranh và đói nghèo. Đó cũng chính là khát vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Xuyên suốt hơn 30 năm qua, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng dựa trên 3 trụ cột gồm bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường.

Về kinh tế, sau 30 năm, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 2010 Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình và phấn đấu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao trong 2 thập niên tới.

Về xã hội, Thủ tướng cho biết, nhờ tăng trưởng kinh tế cao và chính sách phân phối hiệu quả, công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã giành được nhiều thành quả ý nghĩa. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều hiện đã giảm còn 7% vào cuối năm 2017. Tuổi thọ trung bình tăng lên đạt khoảng 73,5 tuổi - thuộc nhóm cao nhất của thế giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có Chỉ số Hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

Về môi trường, ngoài phát triển kinh tế và phát triển xã hội, từ lâu Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thời gian qua Việt Nam cũng đã xử lý nghiêm khắc các sự cố gây ô nhiễm môi trường; thực hiện tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi các ngành kinh tế thâm dụng tài nguyên, tiềm ẩn các nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường lớn sang các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, thâm dụng công nghệ.

Đến nay, Việt Nam vẫn luôn nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới yêu cầu cao trong phát triển bền vững. “Việt Nam tự tin sẽ đạt được và thậm chí hoàn thành trước nhiều SDG của Liên Hợp Quốc trước năm 2030”, Thủ tướng nêu rõ.

Hội nghị phát triển bền vững bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong tương lai 17 tiêu chỉ phát triển bền vững của Liên hợp Quốc. Ảnh:TTXVNHội nghị phát triển bền vững bàn về nhiều vấn đề quan trọng trong tương lai 17 tiêu chỉ phát triển bền vững của Liên hợp Quốc. Ảnh:TTXVN

Phát triển bền vững và những câu hỏi từ cách mạng công nghệ 4.0

“Tôi vẫn tự hỏi: Chúng ta đã thực sự chủ động sẵn sàng cho 4.0 chưa? Chúng ta chuẩn bị các kỹ năng cần thiết nào cho 4.0? Giải pháp nào? Nhiều chuyên gia khuyến cáo về những thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, như nguy cơ phá vỡ thị trường lao động, gia tăng bất bình đẳng, xâm phạm quyền riêng tư, nguy cơ chiến tranh mạng, thu hẹp quy mô nền kinh tế...”, Thủ tướng bày tỏ.

Theo Thủ tướng, giáo dục là chìa khóa để mọi người, nhất là thế hệ trẻ mở cánh cửa tri thức, tạo ra các cơ hội làm chủ tương lai tươi sáng của đất nước. Chính phủ cam kết bảo đảm cơ hội học tập cho mọi người dân, cam kết không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng nêu rõ: “Con đường phía trước của Việt Nam đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn lực con người và tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hãy cùng nhau nỗ lực hợp tác xây dựng thể chế vững mạnh, một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển, môi trường sống trong lành, xã hội phát triển hài hòa, thịnh vượng để chúng ta có thể “tự hào hát mãi lên Việt Nam ơi”.

Đồ hoạ: Ngô PhongĐồ hoạ: Ngô Phong

Các bộ - ngành phải vào cuộc

Những yêu cầu của Thủ tướng đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 19-2018/NQ-CP. Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp.

Cụ thể, khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc; giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc; giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc.

Cùng với đó là hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỉ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25 - 27% hiện nay xuống còn dưới 10%.

Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan cải thiện thứ hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh theo đúng mục tiêu đã định; tăng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh thêm ít nhất 40 bậc trên bảng xếp hạng; kết hợp công bố thông tin doanh nghiệp cùng thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp; hoàn thành trước tháng 6.2018; kiến nghị giảm tối thiểu 50% phí công bố thông tin doanh nghiệp.

Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số Nộp thuế theo mục tiêu đề ra tại các Nghị quyết số 19; phấn đấu giảm thời gian nộp thuế xuống còn 119 giờ. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế thuộc diện phải kiểm tra và phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế giá trị gia tăng.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, giám sát đảm bảo thực thi đầy đủ, nhất quán việc cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tiếp tục rà soát, kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giải pháp cần thiết giảm thời gian Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản xuống còn 20 ngày; bãi bỏ hồ sơ không cần thiết, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục, thực hiện kết nối điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình xây dựng với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Bộ Xây dựng tiếp tục đẩy mạnh cải cách quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng; ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện trực tuyến các thủ tục cấp phép xây dựng để giảm chi phí, nhất là chi phí không chính thức.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện và minh bạch hóa thông tin tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng và thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng theo cơ chế thị trường…

Riêng với ngành du lịch, Nghị quyết 19 đưa ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ VHTTDL nghiên cứu, phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; định vị điểm đến nghỉ dưỡng biển có sức hấp dẫn cao.

Mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như du lịch công vụ, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch golf; du lịch vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, tham dự sự kiện, trình diễn nghệ thuật; Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, gồm nhân lực quản lý, quản trị và lao động nghề;

Phát triển hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú có chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch bằng việc rà soát các quy định pháp luật về du lịch và dịch vụ liên quan; bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các quy định không hợp lý, không còn phù hợp; cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính; cải thiện hơn quyền tự do kinh doanh, tăng mức độ an toàn và giảm chi phí kinh doanh; tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các điều kiện, tiện nghi phục vụ du lịch, bảo đảm an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.

Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng tiếp thị du lịch ở nước ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn, các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông quốc tế, quốc gia, các hoạt động e-marketing; chú trọng hoạt động tiếp thị du lịch tại các thị trường nguồn.

Theo Hoàng Anh/Báo Lao động

  • Từ khóa

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Tôi có lẽ là bộ trưởng sau cùng của bộ này

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã có thông tin mới về tiến độ công việc hợp nhất giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
12:42 - 27/12/2024
96 lượt xem

Thủ tướng chỉ đạo việc bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 1138 chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
11:37 - 27/12/2024
147 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đại tướng Nguyễn Quyết

Sáng nay 27.12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến Nhà tang lễ quốc gia (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) viếng đại tướng...
10:48 - 27/12/2024
160 lượt xem

Các đồng chí: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Việt Oanh được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Sáng 27/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XIX tổ chức hội nghị lần thứ 23, bầu chức danh Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí...
10:24 - 27/12/2024
625 lượt xem

Thủ tướng: Lực lượng công an nhân dân gương mẫu đi đầu tăng tốc bứt phá

Đánh giá lực lượng công an nhân dân đã đạt những kết quả nổi bật mang tính "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", bảo đảm an ninh, an toàn, an...
07:37 - 27/12/2024
228 lượt xem