205
/
628
Tiêu chuẩn đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng
tieu-chuan-doi-voi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-thu-tuong
news

Tiêu chuẩn đối với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng

Thứ 4, 23/08/2017 | 08:43:41
1,207 lượt xem

Tổng Bí thư phải là người tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.

Theo đó, bên cạnh các tiêu chuẩn chung, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải đảm bảo đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.

Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.

tong bi thu phai la uy vien bo chinh tri tron mot nhiem ky tro len hinh 1
Tổng Bí thư phải là người tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).

Chức danh Tổng bí thư phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực như: Uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị...

Tiêu chuẩn khác của Tổng Bí thư là có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc; có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.

Tổng Bí thư cũng phải là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).

Chủ tịch nước được quy định là người có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công...

Với chức danh Thủ tướng, tiêu chuẩn là: Có uy tín cao, hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.

Thủ tướng cũng phải có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế - xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước...

Còn chức danh Chủ tịch Quốc hội có yêu cầu về năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong việc chỉ đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước...; có khả năng hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Quy định  cũng đưa ra tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh như: Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội...

Với chức danh Bộ trưởng và tương đương, quy định nêu rõ tiêu chuẩn: Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.

Bộ trưởng cũng phải đảm bảo tiêu chuẩn không bị chi phối bởi lợi ích nhóm; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chức danh lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh./.

Theo Nam Sơn/VOV.VN

  • Từ khóa

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ngày 2-5, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.
18:16 - 02/05/2024
170 lượt xem

Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều 2-5, Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ
18:00 - 02/05/2024
181 lượt xem

Bộ Công an đề nghị dừng giao dịch tài sản các cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

Cơ quan CSĐT Bộ Công an có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị rà soát, cung cấp thông tin và tạm dừng giao dịch tài sản của 12 bị can vừa bị khởi...
14:41 - 02/05/2024
264 lượt xem

Chưa thu phí cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo như dự kiến

Do chủ đầu tư đang chờ ý kiến từ Bộ Giao thông vận tải nên tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vẫn chưa tổ chức thu phí như dự kiến.
14:39 - 02/05/2024
240 lượt xem

Hôm nay Quốc hội họp bất thường để xem xét công tác nhân sự

Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 7 sẽ diễn ra chiều 2/5 tại Nhà Quốc hội, theo quyết định triệu tập của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Công tác nhân sự là...
07:40 - 02/05/2024
413 lượt xem