205
/
60120
Tham nhũng vặt - ”Con tàu có thể đắm vì nhiều lỗ dò nhỏ”
tham-nhung-vat-con-tau-co-the-dam-vi-nhieu-lo-do-nho
news

Tham nhũng vặt - ”Con tàu có thể đắm vì nhiều lỗ dò nhỏ”

Thứ 2, 16/04/2018 | 08:49:12
498 lượt xem

Tham nhũng vặt là vấn đề lớn, vì quy mô của nó gần như toàn xã hội và thời gian lại kéo dài, tham nhũng vặt là cái nền của tham nhũng.

Kẹp tiền rồi đưa, nhận tại Hải quan Hải Phòng. Thông tin đăng tải trên báo Lao động những ngày qua đang khiến dư luận dậy sóng về tình trạng tham nhũng vặt. Không những phải lót tay khi đi chứng thực công văn, giấy tờ. Muốn khám nhanh, mổ nhanh hay được tiêm nhẹ, không đau cũng phải phong bao cho bác sỹ, y tá. Thậm chí đến cả khai tử muốn nhanh cũng phải có phong bì. Thực tế này đang diễn ra ở khắp nơi, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và phổ biến đến mức trở thành vấn nạn mà xã hội gọi chung là tham nhũng vặt. Bàn về căn nguyên và cách thức loại trừ loại tham nhũng này ra khỏi cuộc sống, PV VOV phỏng vấn PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nguyên cứu, phát triển và Hỗ trợ cộng đồng về vấn đề này:

tham nhung vat con tau co the dam vi nhieu lo do nho hinh 1

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nguyên cứu, phát triển và Hỗ trợ cộng đồng

PV: Tham nhũng vặt liệu có phải là hệ lụy, của vấn nạn “con ông cháu cha” tại các cơ quan công quyền. Vì nếu không cậy có ô dù thì các công chức nhà nước không dám lấn lướt làm khó người dân, doanh nghiệp?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Tham nhũng bây giờ ít liên quan đến vấn đề con ông cháu cha. Bây giờ nó là hiện tượng. Ở đây tôi liên hệ đến hiện tượng chúng tôi nghiên cứu.

Có một chuyên gia nước ngoài họ đến Việt Nam chỉ trong vòng 6 tháng, họ phát hiện ra hai điều liên quan đến tham nhũng và đóng góp cho chúng tôi. Điều thứ nhất ở Việt Nam là những người muốn vào làm cán bộ thì không phải để cống hiến cho xã hội mà để tăng thu nhập. Còn ở các nước, muốn để tăng thu nhập thì phải kinh doanh. Còn làm cán bộ thì phải yêu thích, và cống hiến hết mình cho công việc đó.

Thứ hai là những người làm quan chức ở Việt Nam thì hầu như không sợ dân mà lại rất sợ cấp trên. Từ đó nó mới nẩy ra anh ý định chạy vào nhà nước  để anh kiếm thêm thu nhập. Kiếm ở đâu ra? Kiếm ở tham nhũng. Theo tôi đó là một hiện tượng và đã trở thành tập quán. Cho nên chữa cái này không hề đơn giản.

PV: Không chỉ yếu kém trong khâu tuyển dụng, việc đào tạo, rèn luyện cán bộ công chức cũng chưa được quan tâm đúng mức. Đây có thể coi là nguyên nhân gây ra tình trạng tham nhũng vặt. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Điều này cũng đúng. Đạo đức của cán bộ rất quan trọng cho nên nếu đạo đức nghiêm chỉnh thì không ai làm. Hoặc nếu kiểm soát rất chặt thì cũng không ai dám làm. Vì vậy, người ta có một định luật là phải làm như thế nào cho người ta không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng, không cần tham nhũng … tất cả đều đúng. Nhưng đến bây giờ dù anh có đạo đức tốt khi đã vào guồng cũng rất khó để giữ được. Cho nên, quan trọng ở đây là ta  phải tìm được giải pháp gì đó tổng thể hơn.

PV: Thưa ông, cũng từ câu chuyện nói về đạo đức công vụ, nhiều ý kiến cho rằng cái gốc của nó là ở cơ chế “xin- cho”, không phải ngẫu nhiên mà như thế?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Cơ chế xin- cho như cốt lõi, giống như chuẩn đoán bệnh. Tham nhũng vặt người ta nói giống như ghẻ, lở. Ghẻ, lở có phải tại da không? Nếu tại da thật, thì ta chỉ cần bôi thuốc chỗ đó là khỏi.

Cũng giống như tham nhũng vặt ta dùng camera quay, thấy người giáo viên, người bác sỹ nào bỏ tiền vào túi thì ta lôi ra rêu rao. Đó cũng là một cách chữa, nhưng không phải căn bản. Điều mình cần ở đây là xem xét nguyên nhân, cơ chế.

PV: Nhiều người cũng có cách nhìn khác. Họ cho rằng không hoàn toàn do cán bộ xuống cấp, xấu tính. Một phần nguyên nhân của hiện tượng này là do chính người dân, doanh nghiệp. Thay vì tuân thủ quy định của pháp luật thì một số  lại có thói quen xin xỏ, bôi trơn để đạt được nhanh mục đích của mình. Ông nghĩ gì về vấn đề này?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Nhìn bên ngoài thì tưởng như thế! Theo tôi, nếu nhìn thì phải nhìn một cách hệ thống. Nếu một người đưa mà chỉ một ông bác sỹ, một ông văn phòng nhận thì được. Còn đằng này xảy ra khắp nơi thì đó đã trở thành tập quán.

PV: Thực tế cho thấy những hành vi nhũng nhiễu, vụ lợi,hay còn gọi là tham nhũng vặt hết sức phổ biến, nó len lỏi vào khắp các ngóc ngách của cuộc sống. Theo quan điểm của ông, ta nên tập trung vào vấn đề gì để giảm tối thiểu vấn đề này?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Ta dùng từ tối thiểu ở đây là đúng, bởi chúng ta không thể dùng từ sạch bong. Bởi xã hội phát triển vẫn tồn tại quà cáp. Nhưng xã hội của mình đang bị méo. Tham nhũng vặt ở đây làm cho xã hội méo hẳn đi, thậm chí đôi khi xấu hổ. Vào một bệnh viện đi đâu cũng gặp tình trạng đưa phong bì. Cho nên có nhiều người sang Singapore chữa bệnh cũng tưởng như Việt Nam đưa phong bì ra. Ở đây, phải hiểu rằng người dân đã quen đến mức chọn phương án đấy để làm cho hiệu quả.

Vậy thì theo tôi cách chữa quan trọng nhất là phải chữa về cơ chế. Thí dụ cơ chế xin cho phải loại bỏ. Thứ hai là công chức, viên chức, công vụ phải rất nghiêm minh.

Cuối cùng giám sát phải công khai, minh bạch, phải giải trình. Thí dụ người dân hỏi cái gì phải giải trình, giải thích được tại sao nó như thế. Cứ dần dần như vậy và đặc biệt những vụ tham nhũng lớn mình trừng trị nghiêm minh thì những vụ tham nhũng khác nó cũng ảnh hưởng theo.

Bên cạnh đó người dân phải dám nói, phải dám lên tiếng và đặc biệt là phải bảo vệ được người dám lên tiếng. Vì việc đó nằm trong phạm vi giám sát của xã hội.

Người dân ở đây nói rộng ra là truyền thông của xã hội mà truyền thông kiểu mới không chỉ có truyền hình, hay phát thanh mà thêm cả mạng xã hội. Bây giờ người dân có quyền lên mạng xã hội để phê phán, bày tỏ quan điểm, lên án việc làm gây nhũng nhiễu cho dân. Cho nên trong thời điểm này phải đưa xã hội vào giám sát quan chức.

PV: Theo ông, đối với người dám lên tiếng chống tham nhũng cần được bảo vệ như thế nào?

PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Hiện nay, chúng ta đã có Luật để bảo vệ Người tố cáo. Luật đó quy định rõ người dám lên tiếng tố cáo tham nhũng sẽ được bảo vệ như thế nào? Nhưng hiện nay, tác phong tập quán người dân vẫn sợ lên tiếng tố cáo. Thế nên, điều quan trọng nhất hiện nay là mình phải làm cái gì đó để cho người dân hiểu và mạnh dạn hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.                   

Theo Nho Trung-Duy Bách/VOV.VN

  • Từ khóa

'Sự sống nảy mầm từ cái chết' ở Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng

Sáng 22.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tại nhà bia tưởng niệm và dự khánh thành khu tái thiết thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (H.Bảo Yên),...
09:06 - 23/12/2024
376 lượt xem

Thủ tướng: Lào Cai cần tăng trưởng trên 10%, tập trung triển khai các dự án hạ tầng chiến lược

Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, đánh...
07:03 - 23/12/2024
399 lượt xem

Triển lãm Quốc phòng 2024: Ký kết 16 hợp đồng tổng giá trị 286 triệu USD

Tại Triển lãm quốc phòng quốc tế 2024, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị 286,3 triệu USD
07:55 - 23/12/2024
413 lượt xem

Bộ Công an là cơ quan T.Ư về chuyển giao người chấp hành án tù

Dự thảo luật quy định Bộ Công an là cơ quan T.Ư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hoạt động chuyển giao người đang chấp hành án phạt...
20:20 - 22/12/2024
678 lượt xem

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí...
07:19 - 22/12/2024
1,010 lượt xem