205
/
54723
“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“
co-the-giam-khoang-10-tinh-va-3-bo-neu-sap-nhap
news

“Có thể giảm khoảng 10 tỉnh và 3 Bộ nếu sáp nhập“

Thứ 3, 31/10/2017 | 17:03:01
687 lượt xem

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về đề xuất sáp nhập một số Bộ và tỉnh.

Là người đề xuất nghiên cứu hợp nhất các tỉnh có ít đơn vị hành chính trực thuộc (huyện, xã), quy mô dân số thấp khi phát biểu trên Hội trường Quốc hội, trao đổi với báo chí, sáng 31/10, Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, ban đầu có thể xảy ra xáo trộn về tổ chức bộ máy, nhưng sau khoảng 1 năm sẽ đi vào nền nếp và hoạt động bình thường. Điều quan trọng nữa là khi sáp nhập sẽ mang lại hiệu quả về tinh giản biên chế, giảm chi thường xuyên.

dai bieu quoc hoi de xuat sap nhap nhieu bo va tinh thanh hinh 1

Đại biểu Phạm Văn Hoà - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

PV: Sẽ có khó khăn khi người dân đi lại làm thủ tục nếu sáp nhập tỉnh, thưa ông?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Cơ sở hạ tầng hiện cũng được đầu tư tốt phần nào rồi, và khi giảm chi thường xuyên thì dành nguồn đó đầu tư cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội thì sau mấy năm sẽ tốt hơn, việc đi lại của người dân hay cán bộ xuống cơ sở cũng dễ dàng.

Vấn đề đặt ra là trách nhiệm của cán bộ với công việc, với người dân như thế nào, ra làm sao khi sáp nhập tỉnh, có chịu đi xuống địa bàn khó khăn không, có bám sát địa bàn, gần gũi với người dân không, thì đó là một vấn đề.

PV: Việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội có người cho rằng rất tốt, nhưng cũng có ý kiến ngược lại?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Khi sáp nhập cũng có khó khăn như những gì người ta nói. Nhưng đến nay bản thân tôi cũng chưa nắm được những khó khăn của Hà Tây là cái gì. Chẳng qua là vấn đề con người, sau khi khi nhập lại thì có một bộ phận cán bộ bị mất chức, họ cũng không vui, không hài lòng.

Nếu không có sự kiểm tra giám sát thường xuyên sẽ dẫn đến sự hình thành lợi ích nhóm của địa phương. Mà thời gian qua tôi cũng không có vấn đề gì. Hà Nội cũng có trách nhiệm với Hà Tây, cũng dành ngân sách cho Hà Tây đi lên, vấn đề đó là tốt. 

PV: Việc sáp nhập các xã sẽ mang lại hiệu quả thế nào?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Theo báo cáo giám sát của Quốc hội, hiện 50% số xã là không đạt chuẩn về quy mô dân số. Tôi cho rằng chủ trương nhập các xã thiếu quy mô dân số là hoàn toàn chính xác.

PV: Theo ông, giữa Bộ và tỉnh thì nên thực hiện mảng nào trước, hay thực hiện song song?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Tôi cho rằng, trước tiên phải nhập tỉnh trước, sau đó sẽ tiến hành xem xét sáp nhập các bộ có chức năng nhiệm vụ tương đồng với nhau.

Hiện nay nước bạn kế ta, mỗi tỉnh có 100 triệu dân mà người ta có hơn 30 tỉnh, thành. Họ làm được, quản lý được thì chúng ta sẽ làm được, dù bước đầu có khó khăn.

Ngoài giảm đầu mối các bộ ngành để quản lý dễ dàng, 63 tỉnh thành như hiện nay là rất lớn, trong công tác thanh kiểm tra cũng khó khăn, cần số lượng cán bộ nhiều, nếu giảm đầu mối thì số lượng cán bộ sẽ giảm đi, sẽ thuận tiện.

Thuận lợi khác là giảm nhiều biên chế, giảm đầu tư, giảm chi thường xuyên, lấy ngân sách đó đầu tư cho hạ tầng an sinh xã hội.

PV: Theo tính toán của ông thì có thể giảm được bao nhiêu tỉnh, bộ sau sáp nhập?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Theo tính toán của tôi thì sau khi sáp nhập có thể giảm 10 tỉnh trở lên có quy mô dân số thấp; rồi có thể giảm được 3 – 4 Bộ.

PV: Khó khăn nhất của việc sáp nhập theo ông sẽ là gì?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Cái khó nhất là vấn đề về con người, suy nghĩ của con người cũng chưa hài lòng lắm. Cái khó khác là địa bàn, địa hình phức tạp, đồi núi. Quản lý rộng như thế chắc cũng khó khăn.

PV: Khó về con người phải chăng là vị trí ?

Đại biểu Phạm Văn Hoà: Ngoài chức quyền rồi còn phải tinh giản một số lượng con người nằm trong bộ máy rất lớn, mà chúng ta biết rằng đụng đến con người thì rất nhạy cảm, nhiều tâm tư.

Tôi nghĩ về lâu dài phải thực hiện, phải có lộ trình và tính toán thật kỹ, có đề án kế hoạch chi li cụ thể và lấy ý kiến rộng rãi trong dân, trong đội ngũ công chức, viên chức để tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, để thực hiện đề án tinh giản biên chế đạt hiệu quả cao hơn.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

  • Từ khóa

Ngăn chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai

Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận phải chặn tình trạng thu gom, đầu cơ đất đai
15:57 - 03/11/2024
77 lượt xem

Bộ máy quá cồng kềnh, chồng chéo, cản trở sự phát triển

Sáng 31.10, phát biểu thảo luận tại tổ Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đang tập trung bàn để bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
06:59 - 03/11/2024
300 lượt xem

Làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ mẫu mực Việt Nam-Cuba

Hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Esteban Lazo Hernandez, chiều 2/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt...
20:06 - 02/11/2024
572 lượt xem

Những cú bắt tay giá trị với Trung Đông

Chuyến công du ba nước UAE, Saudi Arabia, Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 27-10 đến 1-11 đã hiện thực hóa những tiềm năng hợp tác và tạo ra...
10:23 - 02/11/2024
784 lượt xem

Ông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV

Ngày 1-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc VTV
15:27 - 01/11/2024
1,307 lượt xem