205
/
52982
Siết chi phí nhưng không cắt giảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
siet-chi-phi-nhung-khong-cat-giam-quyen-loi-nguoi-tham-gia-bao-hiem-y-te
news

Siết chi phí nhưng không cắt giảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Thứ 5, 07/09/2017 | 09:40:00
589 lượt xem

Trước các giải pháp siết chặt chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều ý kiến lo lắng quyền lợi của người bệnh bị ảnh hưởng. 

Quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ bảo đảm mức chi tối đa hợp lý cho các trường hợp thực sự cần điều trị.

Quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ bảo đảm mức chi tối đa hợp lý cho các trường hợp thực sự cần điều trị.

Dự kiến, năm 2017, Quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ bội chi hơn 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như khả năng chi trả của quỹ, một trong những giải pháp quan trọng sẽ được áp dụng trong thời gian tới là giao dự toán sử dụng Quỹ đối với các cơ sở khám chữa bệnh. 

Trước lo ngại việc siết chặt chi phí sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia BHYT, đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định, sẽ không cắt giảm quyền lợi của người tham gia, luôn bảo đảm mức chi tối đa hợp lý, hợp pháp cho các trường hợp thực sự cần điều trị. 

Âm 7.590 tỷ đồng so với dự toán

Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, số liệu tổng hợp quyết toán sơ bộ năm 2016 cho thấy, Quỹ khám chữa bệnh BHYT âm 7.590 tỷ đồng so với dự toán. Theo nguyên tắc, cơ sở khám chữa bệnh sử dụng vượt trần Quỹ khám chữa bệnh BHYT được giao sẽ phải giải trình về lý do tăng hợp lý để cơ quan BHXH xem xét, làm căn cứ thanh toán. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị có mức chi tăng đột biến đã không giải trình được phần chi này.

Trước tình hình bội chi Quỹ khám chữa bệnh BHYT gia tăng nhanh, BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác chỉ đạo; đề nghị Sở Y tế và BHXH các địa phương triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp để tăng cường kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ khám chữa bệnh BHYT, phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước cũng như khả năng chi trả của Quỹ. Bên cạnh đó, sẽ có những điều chỉnh chính sách như giao dự toán sử dụng quỹ đối với các cơ sở khám chữa bệnh. 

Ông Lê Văn Phúc cho rằng, nguyên nhân dẫn tới bội chi không chỉ có trách nhiệm của BHXH mà còn có trách nhiệm của cả Bộ Y tế, Bộ Tài chính, chính quyền địa phương và bệnh viện. Vì vậy, việc giao dự toán cho các cơ sở khám chữa bệnh là cần thiết. “Chúng ta cần gắn trách nhiệm của UBND tỉnh, Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh. Nếu không gắn trách nhiệm, không tính toán kỹ, sẽ không điều hành được. Không thể cứ chi rồi mang hóa đơn về thanh toán”, ông Phúc nhấn mạnh.

Không chấp nhận những chi phí bất hợp lý 

Trước những giải pháp căn cơ được cơ quan BHXH Việt Nam nêu ra nhằm siết chặt chi phí, nhiều ý kiến băn khoăn về quyền lợi của người tham gia BHYT liệu có được bảo đảm? Về vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn khẳng định: “Quỹ BHYT không cắt giảm quyền lợi của người tham gia, luôn bảo đảm mức chi tối đa hợp lý, hợp pháp cho các trường hợp thực sự cần điều trị”. 

Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cũng nhấn mạnh việc không chấp nhận những chi phí bất hợp lý, lãng phí nguồn tài chính của Quỹ khám chữa bệnh BHYT. “Cụ thể, không chấp nhận việc chỉ định điều trị nội trú để tăng tiền ngày giường, tăng chi phí điều trị, không chấp nhận chỉ định cận lâm sàng không cần thiết, sử dụng biệt dược gốc đắt tiền lan tràn, không hợp lý với mức độ bệnh và phạm vi hoạt động của cơ sở y tế...”, ông Phạm Lương Sơn nhấn mạnh.

Đặc biệt, đến năm 2020, do mức đóng BHYT không tăng nên nguồn dự phòng để cân đối quỹ sẽ sử dụng hết. Dự kiến, mỗi năm, Quỹ BHYT phải bù 10.000 tỷ đồng cho chi khám chữa bệnh BHYT. Vì vậy, đại diện BHXH cho rằng, cần cả hệ thống chính trị vào cuộc để tăng cường quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

“Theo Luật BHYT, trách nhiệm quản lý quỹ BHYT không chỉ thuộc về cơ quan BHXH mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh. Do vậy, muốn kiểm soát tốt Quỹ BHYT, cần phải dựa vào tất cả các công cụ đã được quy định trong Luật hiện hành như xây dựng, điều chỉnh chính sách về BHYT, giao dự toán, kiểm soát sử dụng quỹ”, ông Phạm Lương Sơn cho hay.

Theo Hùng Anh/ANTĐ

  • Từ khóa

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc bổ sung việc thu phí xe cá nhân vào nội đô

Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc bổ sung thu phí vào nội đô áp dụng với ô tô cá nhân đi vào một số khu vực đô thị, trong khung thời gian nhất định.
19:42 - 21/05/2024
288 lượt xem

ĐBQH nêu cách tránh ‘quân xanh, quân đỏ’ trong đấu giá tài sản

ĐBQH cho rằng việc thêm đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá sẽ tránh tình trạng thông đồng dìm giá, “quân xanh, quân đỏ".
16:27 - 21/05/2024
371 lượt xem

91 trung tâm đăng kiểm nguy cơ đóng cửa vì thiếu nhân sự

Dự báo sẽ có 91 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) phải đóng cửa trong 3 tháng, sớm nhất đến hết tháng 9 mới có thể mở cửa lại phục vụ. 100% các TTĐK thuộc Cục...
15:31 - 21/05/2024
398 lượt xem

Miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an tại kỳ họp thứ 7

Chiều 21-5, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã quyết định bổ sung nội dung Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ...
14:42 - 21/05/2024
429 lượt xem

Đại biểu Quốc hội đề xuất kiểm soát chặt ‘xe dù, bến cóc’

Theo ĐBQH, bên cạnh việc kiểm soát tình trạng “xe dù, bến cóc”, vẫn nên tạo điều kiện cho dịch vụ chia sẻ chuyến xe dưới 10 chỗ được hoạt động.
10:43 - 21/05/2024
498 lượt xem