205
/
167137
Luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân
luon-lang-nghe-tam-tu-nguyen-vong-cua-nhan-dan
news

Luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Thứ 2, 22/07/2024 | 11:39:06
2,026 lượt xem

Khi còn là Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim đã trực tiếp báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

"Giản dị, khiêm tốn nhưng trong công việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là người sâu sát, am hiểu tường tận các vấn đề để chỉ đạo "đúng", "trúng" và sâu sắc" - ông Vũ Trọng Kim xúc động.

Lương tâm và trí tuệ thời đại

Nghẹn ngào khi nhắc đến vị lãnh đạo đáng kính, đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, nhấn mạnh với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cho thấy rõ bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản kiên cường; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tính tiên phong, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện.

Ông Vũ Trọng Kim được tiếp xúc và làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ những năm 1995 - 1996. Khi đó, Tổng Bí thư đang giữ cương vị Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, còn ông Vũ Trọng Kim là Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI. "Chúng tôi đã nhiều lần mời Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đến giảng bài về các nghị quyết của Đảng. Trong ấn tượng với những người trẻ khi đó, ông là vị cán bộ rất giản dị, chất phác, giọng nói trầm ấm" - ông Vũ Trọng Kim nhớ lại.

Năm 2000, ông Vũ Trọng Kim đã có 4 lần trực tiếp đến báo cáo công việc với Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng liên quan các phong trào thanh niên và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. "Bí thư Thành ủy khi đó rất quan tâm, lắng nghe các đề đạt của chúng tôi để phát triển phong trào Đoàn Thanh niên thành điểm sáng ở Hà Nội và mở rộng ra cả nước. Ông luôn nhắc nhở thế hệ trẻ phải thể hiện khát vọng vươn lên không ngừng. Thanh niên phải tiên phong trong việc trau dồi đạo đức cách mạng với tinh thần khiêm tốn, giản dị, cầu tiến; dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn, có khát vọng vươn lên để cống hiến" - ông Vũ Trọng Kim hồi tưởng.

Từng là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X, XI, ông Vũ Trọng Kim có cơ hội tiếp xúc, làm việc nhiều năm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nhìn nhận Tổng Bí thư đã thể hiện tâm thế của một nhà lãnh đạo có tầm nhìn sắc sảo, nhạy bén với thời cuộc với những chỉ đạo rất cụ thể, tường tận. Đặc biệt, nội dung các văn kiện lớn đều được Tổng Bí thư quán xuyến, từ đó xây dựng nhiều chủ trương, chính sách đi sâu, đi sát vào từng tổ chức Đảng, từng lĩnh vực, ngành nghề.

Ông Vũ Trọng Kim bày tỏ: "Tổng Bí thư có một trí tuệ và khả năng cống hiến rất lớn. Nhiều người chia sẻ hình ảnh Tổng Bí thư làm việc đến tận những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Một sự tận hiến đáng khâm phục với lương tâm và trí tuệ của thời đại".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào tháng 11-2023  Ảnh: Phạm Thắng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV vào tháng 11-2023 - Ảnh: Phạm Thắng

Muốn nghe "tiếng nói thật"

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", theo ông Vũ Trọng Kim, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. "Cần, kiệm, liêm, chính" là sự dày công học tập, bồi đắp của Tổng Bí thư. Đây cũng là điều mà Tổng Bí thư luôn nhắc nhở các tổ chức Đảng, cá nhân mỗi đảng viên, cán bộ.

Trong giai đoạn 2008 - 2016, với vai trò là Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông Vũ Trọng Kim đã có một số lần báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tình hình đời sống, xã hội, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Theo ông, Tổng Bí thư muốn nghe "tiếng nói thật" của người dân, của nhiều tầng lớp trong xã hội.

"Trong các cuộc trao đổi, Tổng Bí thư luôn yêu cầu phải nói rõ về cuộc sống của người dân; tâm tư, nguyện vọng của họ là gì. Những câu hỏi mộc mạc, nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của Tổng Bí thư đã cho thấy tầm vóc một người đứng đầu của Đảng, luôn quan tâm đến cuộc sống của tất thảy người dân" - ông Vũ Trọng Kim nhớ lại.

Năm 2022, Luật Thi đua - Khen thưởng (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua, đã bổ sung hình thức khen thưởng "Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang". Để có được kết quả này, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam Vũ Trọng Kim cho biết là nhờ sự quan tâm rất lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Vũ Trọng Kim nhớ lại thời điểm đưa ra đề xuất này, Tổng Bí thư đã chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư với sự tham gia của các bộ, ngành. "Sau khi thảo luận, Ban Bí thư đã đồng ý về chủ trương này. Tổng Bí thư đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, đề xuất cụ thể đưa vào Luật Thi đua - Khen thưởng (sửa đổi). Tổng Bí thư yêu cầu làm thế nào để cựu thanh niên xung phong sớm được đón nhận phần thưởng này của nhà nước, vì các cựu thanh niên xung phong hiện đã lớn tuổi. Chính điều này đã làm tôi rất xúc động" - ông trải lòng.  

Nhiều dấu ấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII

Trước khi nhận trọng trách Tổng Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có hơn 5 năm làm Chủ tịch Quốc hội, từ tháng 6-2006 đến tháng 7-2011. Thời gian này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã để lại những dấu ấn sâu đậm về nhiều mặt.

Giai đoạn năm 2008-2009, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp với cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ đã tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực; tập trung vào các quyết sách để cơ cấu lại nền kinh tế; kiến thiết các cơ chế, chính sách về đầu tư, tạo động lực cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Cũng trong nhiệm kỳ khóa XII, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số địa phương liên quan. Trên cơ sở này, ngày 1-8-2008, Hà Nội đã hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây; huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang ngày càng xứng tầm với vị thế của thủ đô nhờ được tạo ra không gian và cơ hội phát triển, kết nối.

Theo Minh Chiến/NLĐO

https://nld.com.vn/luon-lang-nghe-tam-tu-nguyen-vong-cua-nhan-dan-196240721214214398.htm

  • Từ khóa

Kéo dài thêm thời gian "đóng cửa" sân bay Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định kéo dài thời gian ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại sân bay quốc tế Vân Đồn, Cát Bi và Nội Bài.
19:20 - 07/09/2024
301 lượt xem

Thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để ứng phó bão Yagi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão Yagi.
15:01 - 07/09/2024
431 lượt xem

Bão Yagi tiến sát đất liền, Thủ tướng ra công điện lần 3

Đêm 6.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký công điện số 88 gửi các bộ, ngành địa phương ứng phó với bão Yagi (bão số 3) và mưa lũ sau bão.
10:09 - 07/09/2024
638 lượt xem

Việt Nam có đủ các điều kiện hạ tầng, cơ chế, chính sách để SpaceX đầu tư kinh doanh hiệu quả

Chiều 6/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách quan hệ Chính phủ và kinh doanh toàn cầu của Tập đoàn...
07:18 - 07/09/2024
576 lượt xem

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco Embaló

Chiều 6/9, sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Guinea-Bissau Umaro Sissoco...
20:02 - 06/09/2024
858 lượt xem