205
/
162231
Đề xuất nghỉ chăm cha mẹ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội: Nguyện vọng chính đáng
de-xuat-nghi-cham-cha-me-om-dau-duoc-huong-bao-hiem-xa-hoi-nguyen-vong-chinh-dang
news

Đề xuất nghỉ chăm cha mẹ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội: Nguyện vọng chính đáng

Thứ 3, 02/04/2024 | 16:20:41
1,938 lượt xem

Công đoàn Dệt may Việt Nam đề xuất người lao động nghỉ chăm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng từ 70 tuổi trở lên ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội.

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh mạn tính cao, do vậy người lao động mong muốn có thêm quy định ngày nghỉ chăm cha mẹ hưởng bảo hiểm xã hội - Ảnh: HÀ QUÂN

Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh mạn tính cao, do vậy người lao động mong muốn có thêm quy định ngày nghỉ chăm cha mẹ hưởng bảo hiểm xã hội - Ảnh: HÀ QUÂN

Ông Nguyễn Thái Dương - phó chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam (đại diện hơn 108.000 đoàn viên công đoàn) - cho biết cơ quan này đã đề xuất nhiều quy định đảm bảo quyền của người lao động trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Bổ sung ngày nghỉ chăm cha mẹ hưởng bảo hiểm xã hội, vì sao?

Cụ thể, Công đoàn Dệt may đề xuất người lao động có cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng từ 70 tuổi trở lên ốm đau được nghỉ 12 ngày/năm hưởng bảo hiểm xã hội với các bệnh thông thường. Trường hợp bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày sẽ hưởng tối đa 30 ngày.

"Đây là nguyện vọng chính đáng của người lao động", ông Dương nêu.

Vị phó chủ tịch này cho biết có lao động thường phải nghỉ chăm sóc trực tiếp cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng khi ốm đau vì chi phí thuê người hỗ trợ tại bệnh viện khá cao, gia đình ít anh chị em.

Từ năm 2011, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số nên bổ sung quy định phù hợp với chính sách chăm sóc người cao tuổi của Nhà nước.

Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nâng tuổi nghỉ hưu, tức là số năm đóng bảo hiểm xã hội cũng tăng và quyền lợi của người lao động cũng phải tương xứng.

"Ở giai đoạn từ 70 tuổi trở lên, sức khỏe của người già giảm sút, nguy cơ mắc bệnh mạn tính phải điều trị dài ngày tại cơ sở y tế tăng lên. Nhiều lao động không được nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội khi cha mẹ ốm đau. Họ phải lựa chọn nghỉ việc không hưởng lương, thậm chí chấm dứt hợp đồng lao động.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới biến động lao động trong doanh nghiệp. Người nghỉ việc còn bị gián đoạn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi, chế độ của họ khi ốm đau", ông bày tỏ.

Công nhân may làm theo ca kíp, dây chuyền rất khó xin nghỉ việc, nếu nghỉ nhiều để chăm sóc cha mẹ phải nghỉ không lương - Ảnh: GIA ĐOÀN

Công nhân may làm theo ca kíp, dây chuyền rất khó xin nghỉ việc, nếu nghỉ nhiều để chăm sóc cha mẹ phải nghỉ không lương - Ảnh: GIA ĐOÀN

Nghỉ việc không lương để chăm sóc mẹ

Là công nhân song gần 1 tuần qua, chị Hoa, 45 tuổi, trú Hà Nam, tạm giác công việc để chăm sóc mẹ già tại Bệnh viện K (Hà Nội). Chị Hoa chia sẻ mẹ năm nay gần 70 tuổi đang điều trị ung thư trực tràng.

"Nhà neo người, từ đầu năm đến nay, tôi phải một mình đưa mẹ lên Hà Nội thăm khám, nhanh cũng phải mất một ngày, số nghỉ phép cũng hết. Tôi đành phải nghỉ không lương chăm sóc mẹ. Những người ở Hà Nội không sao, họ tranh thủ chạy đi chạy lại chứ người ở tỉnh phải sắp xếp công việc", chị Hoa bộc bạch.

Theo chị, Nhà nước có thể tính toán hỗ trợ một vài ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội. "Khi nghỉ làm, chúng tôi không chỉ giảm thu nhập mà còn chế độ chuyên cần. Nếu cần quản lý, chúng tôi có thể xuất trình giấy tờ vào viện, xuất viện của cha mẹ", chị nói.

Anh Thắng, lao động tại Hà Nội, chia sẻ mỗi khi cha mẹ ốm đau, các con phải thay phiên cắt cử người trông nom ông bà. Anh kể năm ngoái phải nghỉ xen kẽ 1-2 tháng vì mẹ hơn 70 tuổi bị nhiễm trùng máu.

"Anh em phải cắt cử vệ sinh, mua đồ ăn, gọi bác sĩ khi trông bà, nếu không phải thuê dịch vụ 250.000-300.000 đồng/ngày. Công việc chắc chắn ảnh hưởng rồi mệt mỏi, lo lắng tinh thần nữa. Nhà nào cũng phải 2-3 người thay phiên vì nếu chỉ có mình thì lúc ốm không có người thay", anh nói và mong được hỗ trợ 15-20 ngày nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.

Trước đó, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Trung Anh - giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay trung bình mỗi người Việt sau 60 tuổi mắc 2-3 bệnh và tăng gần 7 bệnh khi 80 tuổi. Với người từ 80 tuổi, trung bình có 14 năm sống chung với bệnh tật.

Ông Trung Anh cho rằng mức sinh thấp tác động tới cấu trúc gia đình, với mô hình "4-2-1", tức là bốn người là ông bà nội, ngoại và hai người là bố mẹ trông đợi vào sự chăm sóc của một người là con, cháu trong gia đình.

Người cao tuổi được chăm sóc tốt sẽ tiết giảm chi phí cho gia đình song ở nhiều hộ ít người, gánh nặng kinh tế sẽ cao khi cần người hỗ trợ thường xuyên. Do đó, việc hỗ trợ người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý, tính toán phù hợp.

Theo Hà Quân - Dương Liễu/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/de-xuat-nghi-cham-cha-me-om-dau-duoc-huong-bao-hiem-xa-hoi-nguyen-vong-chinh-dang-20240402151228641.htm

  • Từ khóa

Bộ Nội vụ: Cải cách tiền lương với công chức, mức thấp nhất không dưới 5 triệu

Trả lời tại họp báo Chính phủ chiều tối 4-5, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1-7 tới đây.
19:52 - 04/05/2024
148 lượt xem

Khởi tố ông Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ...
18:33 - 04/05/2024
211 lượt xem

Phải làm gì đó khi giá cả nhấp nhổm

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 4 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nhận định của giới...
15:19 - 04/05/2024
275 lượt xem

Chuẩn bị kỹ để thực hiện cải cách tiền lương, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Chỉ đạo cải cách tiền lương được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2024 vào sáng 4-5.
15:16 - 04/05/2024
265 lượt xem

Ông Trần Thanh Mẫn: 'Cần giải pháp phòng, chống tác hại thuốc lá điện tử'

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh cần có các giải pháp thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và...
14:22 - 04/05/2024
265 lượt xem