205
/
156578
Chủ tịch nước nêu ba đề xuất cho sáng kiến IPEF được Mỹ khởi xướng
chu-tich-nuoc-neu-ba-de-xuat-cho-sang-kien-ipef-duoc-my-khoi-xuong
news

Chủ tịch nước nêu ba đề xuất cho sáng kiến IPEF được Mỹ khởi xướng

Thứ 7, 18/11/2023 | 08:07:00
2,152 lượt xem

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề xuất IPEF cần là cơ chế hợp tác mở, không phân biệt đối xử và hoan nghênh sự tham gia của các bên khác, đồng thời hỗ trợ cho các cơ chế hiện có.

Lãnh đạo các nước IPEF lắng nghe các đề xuất của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại cuộc gặp cấp cao IPEF ngày 16-11 (giờ Mỹ) - Ảnh: TTXVN

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 16-11 (giờ Mỹ, tức ngày 17-11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự và phát biểu tại cuộc gặp cấp cao các nhà lãnh đạo Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF).

Trong đó, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh IPEF là nỗ lực chung nhằm tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các nền kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều thay đổi, cơ hội và thách thức đan xen.

IPEF được kỳ vọng là mô hình liên kết, kết nối kinh tế năng động, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng ghi nhận các bộ trưởng đã thống nhất được tiền đề quan trọng cho hợp tác trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bao trùm, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng pháp luật và thể chế chính trị của mỗi nước, đề cao tính linh hoạt và tự nguyện.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại cuộc gặp cấp cao IPEF - Ảnh: TTXVN

Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam kế đó đề xuất ba định hướng lớn trong triển khai hợp tác thời gian tới nhằm bảo đảm hợp tác IPEF phát huy tối đa tiềm năng và thực sự hiệu quả.

Thứ nhất, theo Chủ tịch nước, IPEF cần là cơ chế hợp tác mở, bao trùm, không phân biệt đối xử, ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. IPEF cần hoan nghênh sự tham gia của các nước trong và ngoài khu vực, phải tương trợ, bổ sung các sáng kiến kết nối, liên kết kinh tế khu vực khác.

Thứ hai, Chủ tịch nước đề nghị hợp tác cần đáp ứng nhu cầu phát triển, cân bằng lợi ích của các bên cũng như tôn trọng, tính đến sự khác biệt, đặc thù riêng mỗi nước và chú trọng hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.

Thứ ba, IPEF cần khuyến khích đầu tư mới vào xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển đổi năng lượng sạch, sản xuất công nghiệp công nghệ cao tại khu vực.

Cũng tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo đã ghi nhận những tiến triển tích cực trong thảo luận, đàm phán về hợp tác thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng.

Các bên khẳng định mục tiêu xây dựng IPEF là một khuôn khổ hợp tác mở, bao trùm, linh hoạt, bền vững và năng động, đóng góp vào một tương lai hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng cho mọi người dân.

IPEF cần đem lại lợi ích thiết thực cho các nền kinh tế, nhất là các nước đang phát triển thông qua thu hút các nguồn tài chính và đầu tư mới vào khu vực.

Theo đó, hai quỹ tài chính mới sẽ được thành lập là Quỹ IPEF về khí hậu và Quỹ tài chính xúc tác IPEF, với số vốn ban đầu khoảng 30 triệu USD, nhằm hỗ trợ các dự án về chuyển đổi kinh tế sạch.

Các nước cũng sẽ thảo luận việc thiết lập một số cơ chế hợp tác chuyên ngành như Chương trình tăng tốc đầu tư IPEF, Đối thoại khoáng sản thiết yếu và Diễn đàn đầu tư về kinh tế sạch.

Kết thúc cuộc gặp, các nhà lãnh đạo đã thông qua tuyên bố lãnh đạo về IPEF. Trong đó đề cập đến việc bộ trưởng/đại diện các bên kết thúc đàm phán Thỏa thuận kinh tế sạch IPEF, Thỏa thuận kinh tế công bằng IPEF tại San Francisco và ký Thỏa thuận chuỗi cung ứng IPEF.

Các nhà lãnh đạo IPEF chụp ảnh chung tại cuộc gặp ngày 16-11 (giờ Mỹ) - Ảnh: TTXVN 

IPEF là gì?

IPEF là một sáng kiến do Mỹ khởi xướng, được công bố vào tháng 5-2022 nhằm mục đích chứng minh các cam kết của Washington với khu vực sau khi rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sáng kiến này bao gồm bốn trụ cột là thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng. Việt Nam cùng 13 nước khác bao gồm Mỹ đã tham gia đàm phán về những vấn đề trong các trụ cột của IPEF kể từ đó.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị các bộ trưởng IPEF tại San Francisco trong ngày 15-11 (giờ Mỹ). Đây là cuộc họp cấp bộ trưởng thứ ba của IPEF kể từ khi nó được công bố.

Hồi tháng 5-2022, khi được hỏi về khả năng Việt Nam là thành viên IPEF, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết việc tham gia của mỗi nước, trong đó có Việt Nam phụ thuộc vào kết quả của quá trình thảo luận.

Theo Duy Linh/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/chu-tich-nuoc-neu-ba-de-xuat-cho-sang-kien-ipef-duoc-my-khoi-xuong-20231117194620635.htm

  • Từ khóa

Vietjet và Lao Airlines mở đường bay mới Vientiane - TP HCM

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Vietjet với Lao Airlines và công bố mở đường bay mới Vientiane - TP HCM, dự...
16:28 - 04/12/2023
216 lượt xem

Thủ tướng: "Trung ương đang làm thay địa phương nhiều quá"

Dẫn chứng việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bị chậm, Thủ tướng cho rằng do thiếu phân cấp, văn bản quá nhiều. Hơn nữa, cần rút kinh nghiệm...
16:25 - 04/12/2023
193 lượt xem

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu giải ngân đầu tư công chậm

Tính đến ngày 30-11, các bộ, ngành, địa phương giải ngân được hơn 460.000 tỉ đồng vốn đầu tư công và để đạt mục tiêu giải ngân 95% tổng vốn đầu tư thì...
14:28 - 04/12/2023
269 lượt xem

Mở rộng toàn bộ nhóm chính sách xã hội cho mọi đối tượng

Với việc mở rộng ra toàn bộ nhóm chính sách xã hội cho mọi đối tượng, Việt Nam hướng tới mục tiêu nằm trong nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao...
14:19 - 04/12/2023
250 lượt xem

Chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác quốc tế: Việt Nam "nói là làm"

Các quốc gia ghi nhận nỗ lực và tinh thần "nói là làm" của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế. Việt Nam cũng nhiều lần được nhắc đến như một...
14:10 - 04/12/2023
235 lượt xem