205
/
134313
Thủ tướng: Quy hoạch quốc gia phải chỉ ra được tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh đất nước
thu-tuong-quy-hoach-quoc-gia-phai-chi-ra-duoc-tiem-nang-co-hoi-loi-the-canh-tranh-dat-nuoc
news

Thủ tướng: Quy hoạch quốc gia phải chỉ ra được tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh đất nước

Thứ 4, 14/09/2022 | 10:17:50
2,104 lượt xem

Phát biểu tại hội nghị thẩm định quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Hà Nội, Thủ tướng nhấn mạnh quy hoạch phải chỉ ra được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Thủ tướng: Quy hoạch quốc gia phải chỉ ra được tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh đất nước - Ảnh 1.

Thủ tướng cho biết xây dựng quy hoạch quốc gia là công việc khó - Ảnh: TRẦN NAM

Từ đó, có giải pháp phù hợp để phát huy tối đa các nguồn lực, trong đó nội lực gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa, lịch sử là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài. Ngoại lực gồm vốn, công nghệ, quản lý, đào tạo nhân lực là quan trọng và đột phá.

Theo Thủ tướng, công tác quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển. Đây là lần đầu tiên chúng ta triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia theo Luật quy hoạch trên cơ sở bám sát để cụ thể hóa đường lối Đại hội XIII của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các nghị quyết của trung ương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, hướng tới các mục tiêu phát triển đất nước tới năm 2025, 2030 và 2045.

Thủ tướng cho rằng việc xây dựng quy hoạch đã quan trọng nhưng công tác thẩm định còn quan trọng hơn. Đây là công việc khó bởi được làm lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, quy mô rộng, nhiệm vụ lớn, phức tạp, nhạy cảm, do đó phải giữ vững đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, lắng nghe ý kiến của nhau, quyết định theo đa số với tinh thần trách nhiệm cao nhất để bảo đảm chất lượng và tiến độ công việc.

Trước đó, trình bày nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết quy hoạch sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụ trọng tâm.

Đó là xác định các quan điểm lớn về phát triển quốc gia, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào yếu tố hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2030, sau đó dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương. 

Trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, cần ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số lãnh thổ có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có để các lãnh thổ đó phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo các lãnh thổ khác cùng phát triển.

Quy hoạch quốc gia cũng định hướng phát triển cho các vùng động lực, cực tăng trưởng trên cơ sở các vùng kinh tế trọng điểm hiện nay. 

Lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia, bao gồm tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tứ giác phát triển TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, và tam giác phát triển Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang, với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Nhiệm vụ thứ 3 của quy hoạch quốc gia là hình thành các trục và hành lang kinh tế theo trục Bắc - Nam và hướng Đông - Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, gắn với các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. 

Ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam trên cơ sở trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông, và hai hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Mộc Bài - TP.HCM - Vũng Tàu.

Đồng thời định hướng phát triển hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng để hỗ trợ hình thành các hành lang kinh tế và sớm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực.

Xây dựng đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực, các hành lang kinh tế. Nâng cấp, xây dựng các cảng biển, cảng hàng không cửa ngõ quốc tế. Đẩy nhanh xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển, cảng hàng không lớn.

Theo B.Ngọc/Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/thu-tuong-quy-hoach-quoc-gia-phai-chi-ra-duoc-tiem-nang-co-hoi-loi-the-canh-tranh-dat-nuoc-20220914092312768.htm

  • Từ khóa

Thể chế hóa các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách tư pháp

Chủ tịch nước yêu cầu Ban Nội chính T.Ư tập trung tham mưu xây dựng chương trình trọng tâm công tác đến hết nhiệm kỳ, giúp Ban Chỉ đạo lãnh đạo, chỉ đạo...
08:10 - 28/11/2024
26 lượt xem

Thủ tướng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Thủ tướng cho rằng, việc Mỹ sớm dỡ bỏ hạn chế về xuất khẩu công nghệ cao, công nhận nền kinh tế thị trường sẽ tháo gỡ nút thắt để thúc đẩy hợp tác Việt...
18:56 - 27/11/2024
358 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng Thủ đô Hà Nội "gương mẫu, đi đầu của cả nước"

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, kỳ vọng Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển ổn định, ngày càng xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại
19:10 - 27/11/2024
375 lượt xem

Quốc hội chốt bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Luật Bảo hiểm y tế mới được thông qua quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên...
15:17 - 27/11/2024
471 lượt xem

Quốc hội "chốt" chi hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hoá

Kinh phí thực hiện chương trình phát triển văn hoá giai đoạn 2025 - 2030 được Quốc hội quyết nghị tối thiểu là 122.250 tỉ đồng
10:05 - 27/11/2024
570 lượt xem