205
/
122705
Cần tập trung hỗ trợ vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng
can-tap-trung-ho-tro-vao-mot-so-nganh-linh-vuc-quan-trong
news

Cần tập trung hỗ trợ vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng

Thứ 6, 07/01/2022 | 16:17:38
1,648 lượt xem

Đại biểu Quốc hội đề nghị cần tập trung hỗ trợ vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi nhanh.

Họp phiên toàn thể vào chiều 7/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Chính sách hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, hiệu quả

Bày tỏ tán thành với các nội dung Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu đặt ra đối với Chương trình là phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài. Đặc biệt, Chương trình phải có quy mô đủ lớn, tác động cả phía cung và phía cầu; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, tránh lãng phí nguồn lực, gắn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cấp ủy, chính quyền các cấp với kết quả thực hiện.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) đề nghị tên gọi của Nghị quyết cần thêm nội dung về y tế, thành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phòng, chống dịch, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, vì “Chính phủ đang triển khai hai chương trình phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế là ‘song hành’. Tên gọi như vậy sẽ khiến Nghị quyết có tầm bao quát hơn, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu kinh tế, y tế để kiểm soát dịch bệnh”.

Đồng tình với các gói hỗ trợ phục hồi kinh tế theo đề xuất của Chính phủ, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng các gói hỗ trợ thực hiện thành công phải đi liền với triển khai đồng bộ các giải pháp khác gắn liền với công tác cải cách hành chính, tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) tán thành quan điểm Chương trình phải được thực hiện trong thời gian cụ thể, tránh dàn trải. Song đại biểu cũng lo ngại với dự kiến Chương trình thực hiện trong 2 năm, khoảng thời gian này đã đủ dài cho các hoạt động phục hồi và phát triển kinh tế hay chưa? Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, các ngành giáo dục-đào tạo, du lịch đang phải chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, nhưng chính sách đối với hai ngành này cũng chưa được quan tâm thỏa đáng trong các hoạt động hỗ trợ và phục hồi.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) bày tỏ tán thành với các nội dung của Chương trình, tuy nhiên đề nghị cần bổ sung quan điểm về công bằng và bình đẳng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong thực hiện Chương trình. Đại biểu cũng nhấn mạnh, chính sách, giải pháp hỗ trợ phải bảo đảm tính khả thi, kịp thời, hiệu quả, có khả năng hấp thụ nhanh, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá, tạo động lực tăng trưởng mới, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ của nền kinh tế trong trung và dài hạn.

“Tôi cho rằng để Chương trình thực sự đạt được mục tiêu và không để ai, ngành nào bị để lại phía sau, vấn đề công bằng, bình đẳng phải được đặt lên hàng đầu; phải thực sự huy động, quản lý và phân bổ các nguồn lực hợp lý, chống tiêu cực, lợi ích nhóm, bảo đảm công khai, minh bạch”, Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm phát biểu.

Cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng

Nhiều ý kiến cũng đề nghị cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở trong tổ chức thực hiện.

Đồng thời trong hoạt động hỗ trợ cần hết sức quan tâm, hỗ trợ các hoạt động để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Nêu lên những tác động tiêu cực của dịch bệnh tác động đến đời sống người lao động, đại biểu Hoàng Thị Đôi (Sơn La) cho rằng, Chương trình hỗ trợ cần dành khoản ngân sách đủ lớn để bảo đảm hỗ trợ người lao động mang tính dài hơi và bền vững, qua đó góp phần quan trọng và thực hiện đạt được các mục tiêu của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Thị Đôi cũng đề nghị cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân và thực hiện các dự án đầu tư công, các dự án trọng điểm trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương; xem xét tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi các dự án đầu tư để góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư vì khâu giải phóng mặt bằng luôn là khâu yếu hiện nay, làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành thời gian ngắn đã hoàn thành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Song, đại biểu cho rằng, nhiều nội dung thuộc chính sách tiền tệ còn chung chung, vì vậy cần quan tâm hơn nữa để lượng hóa các nội dung liên quan đến chính sách tiền tệ để xác định rõ hơn, chính sách hơn về quy mô hỗ trợ của chương trình.

Tại cầu TPHCM, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đồng tình với quy mô các gói hỗ trợ mà Chính phủ đưa ra; tin tưởng các hoạt động hỗ trợ sẽ bảo đảm thực hiện mục năng cao năng lực của ngành y tế, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục đầu tư cho các mục tiêu phát triển. Đại biểu đề nghị Chương trình bổ sung về nội dung phòng, chống dịch thành nâng cao năng lực phòng chống dịch bền vững và phục hồi phát triển kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị Chương trình cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi nhanh, gắn liền với đó là cần quy định rõ đối tượng, phạm vi, điều kiện vay vốn; kiểm soát chặt chẽ, tránh trục lợi chính sách.

Có ý kiến đề nghị bổ sung, làm rõ các nguyên tắc khi triển khai Chương trình và cơ chế báo cáo, giám sát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền và đạt được các mục tiêu đề ra; đề nghị Chính phủ bổ sung nội dung báo cáo về làm rõ trách nhiệm chính trị, trách nhiệm giải trình, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, bảo đảm đúng mục tiêu, tránh lạm dụng chính sách, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi.

Một số ý kiến đề nghị Chương trình quan tâm ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Hải Liên/Chinhphu.vn

https://baochinhphu.vn/Thoi-su/Can-tap-trung-ho-tro-vao-mot-so-nganh-linh-vuc-quan-trong/458213.vgp

  • Từ khóa

Ông Trần Thanh Mẫn: Cấp phép xây dựng số tầng vượt khả năng chữa cháy

Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ các vụ cháy ở TP.HCM, Hà Nội... những năm qua là bài học đắt giá trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
11:10 - 14/05/2024
33 lượt xem

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục rà soát tiêm vắc xin COVID-19: ai cần tiêm?

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỉ lệ tiêm chủng trên địa bàn và các đối tượng nguy cơ cao cần tiêm chủng vắc xin COVID-19, tiếp tục triển khai...
10:33 - 14/05/2024
58 lượt xem

Đu trend 'đi tìm kho báu' là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Đây là khẳng định của ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT...
09:12 - 14/05/2024
83 lượt xem

Đến lúc bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Giới chuyên gia kinh tế kiến nghị cần quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu chặt chẽ để khắc phục những bất cập, đồng thời quản lý việc trích lập, chi quỹ công...
08:38 - 14/05/2024
100 lượt xem

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Để tăng cường...
07:56 - 14/05/2024
126 lượt xem