Loét dạ dày là những vết loét gây đau nằm ở niêm mạc dạ dày. Những vết loét được hình thành trong dạ dày được gọi là loét dạ dày và hình thành ở ruột, đặc biệt là tá tràng được gọi là loét tá tràng.
Loét dạ dày và tá tràng được hình thành do giảm lớp niêm mạc dày bao phủ trên bề mặt dạ dày. Tuy nhiên, do lớp niêm mạc khá mỏng nên dịch tiêu hóa có tính axit ăn mòn các mô bảo vệ dạ dày, gây ra loét.
Các nghiên cứu cho thấy Helicobacter pylori được gợi ý là nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Vì vậy, khi bị loét dạ dày, ngoài dùng thuốc, có một số thực phẩm nhất định bạn phải ăn và một số thực phẩm bạn nên tránh. Không có một chế độ ăn uống cố định cho tất cả những người bị loét dạ dày, nhưng tránh một số loại thực phẩm có thể có lợi cho sức khỏe.
Hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm nên ăn nếu bị loét dạ dày, ngoài việc sử dụng các thuốc chặn axit và thuốc kháng sinh, và lợi ích của những thực phẩm đó đối với sức khỏe.
Súp lơ
Súp lơ, một loại rau phổ biến trên thị trường, có chứa sulforaphane giúp chống lại vi khuẩn H. pylori. Chất có trong súp lơ này có thể tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Bên cạnh ngăn ngừa loét dạ dày, súp lơ cũng là nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ. Súp lơ có thể luộc hoặc nấu tùy thích.
Bắp cải
S-methyl methionine, còn được gọi là Vitamin U, có trong bắp cải có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày bằng cách kiềm hóa cơ thể và cân bằng độ pH. Ngoài ra, bắp cải còn chứa axit amin glutamine có lợi cho điều trị vết loét. Chất này giúp chữa lành các nốt trợt nhờ tăng cường lớp niêm mạc của ruột. Có thể ăn bắp cải sống hoặc trộn salad, ít nhất hai cúp mỗi ngày.
Củ cải
Củ cải có chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu kẽm và các khoáng chất khác. Ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.
Táo
Ăn một quả táo mỗi ngày để giảm nguy cơ bị loét dạ dày. Ngoài ra, táo có chứa flavonoid ức chế sự phát triển của H. pylori.
Việt quất
Ăn quả việt quất vào buổi sáng sớm có thể giúp kiểm soát loét dạ dày. Việt quất giàu chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng và có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi của loét. Ăn 1/2 cốc việt quất mỗi ngày với ngũ cốc hoặc ăn vặt vào buổi chiều.
Dâu tây
Dâu tây có thể đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ chống lại loét dạ dày vì loại quả mọng này rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị loét. Bên cạnh đó, nó còn giúp niêm mạc dạ dày chắc khỏe. Ăn 1 cốc dâu tây mỗi ngày với ngũ cốc hoặc ăn vặt vào buổi chiều.
Cà rốt
Cà rốt có thể cực kỳ có lợi trong việc củng cố niêm mạc dạ dày. Vitamin A trong cà rốt giúp ngăn ngừa loét dạ dày, viêm dạ dày hoặc khó tiêu. Có thể ăn cà rốt luộc hoặc ăn sống, hoặc bạn có thể uống một ly nước ép cà rốt mỗi ngày.
Bông cải xanh
Các nghiên cứu chỉ ra rằng bông cải xanh có chứa một chất có thể loại bỏ vi khuẩn gây loét dạ dày. Chất đó là sulforaphane trong bông cải xanh hỗ trợ quá trình này. Có thể thêm bông cải xanh luộc vào món salad hoặc xào và tận hưởng những lợi ích.
Tỏi
Một tép tỏi nhỏ có thể ngăn chặn vi khuẩn H. pylori gây loét dạ dày. Tỏi có chứa các yếu tố kháng khuẩn đặc hiệu giúp điều trị loét dạ dày. Ăn 2-3 tép tỏi mỗi ngày để có kết quả tốt hơn.
Cam thảo
Cam thảo được đánh giá cao đặc biệt vì các đặc tính y học của nó. Cam thảo có khả năng chống lại viêm loét dạ dày và có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm trong dạ dày.
Mật ong
Mật ong không chỉ có lợi trong việc mang lại làn da sáng và chữa lành vết thương, mà tác dụng của mật ong còn được thấy đối với những nốt trợt ở niêm mạc dạ dày. Mật ong ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm dịu vết loét dạ dày. Uống một thìa mật ong tươi mỗi sáng hoặc dùng trong bữa sáng.
Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm lành mạnh nhất đối với cơ thể, và nó chứa các lợi khuẩn Lactobacillus và Acidophilus giúp điều trị loét dạ dày. Sữa chua tạo ra sự cân bằng giữa vi khuẩn xấu và tốt trong hệ thống tiêu hóa.
Dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác
Các nghiên cứu cho thấy rằng dầu ô liu có khả năng điều trị loét dạ dày. Nó chứa phenol có tác dụng như một chất chống vi khuẩn, ngăn vi khuẩn H. pylori lây lan thêm và ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Trà xanh khử caffein
Trà xanh đã khử caffein chứa ECGC, lượng catechin cao có khả năng giúp giảm loét dạ dày. Đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của chất này hoạt động tốt nhất trên vết loét. Uống một cốc trà xanh vào mỗi buổi sáng và buổi tối.
Bên cạnh những thực phẩm được đề cập ở trên, bạn cũng có thể ăn những thực phẩm sau khi bị loét dạ dày:
Nếu bạn đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị loét, hãy bổ sung probiotic vào chế độ ăn. Điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng của kháng sinh và tăng cường hiệu quả của chúng. Các chế phẩm bổ sung Bifidobacterium, Saccharomyces, và Lactobacillus đã cho thấy hiệu quả. Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm bổ sung nào.
Những thực phẩm nên tránh
Hầu hết những người bị loét dạ dày cũng bị trào ngược axit. Vì vậy, ăn một số loại thực phẩm khi bị loét dạ dày có thể gây ợ nóng, khó tiêu và đau. Những thực phẩm cần tránh khi bị loét dạ dày là:
- Thức ăn cay
- Sôcôla (đặc biệt là sôcôla sữa)
- Cà phê (caffeine)
- Cam quýt
- Rượu
- Thịt đỏ
- Bánh mì trắng
Lưu ý cuối cùng
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có lợi trong điều trị loét dạ dày. Chúng tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Bên cạnh những thực phẩm nêu trên, bạn sẽ cần phải dùng thuốc đúng cách do bác sĩ kê đơn. Nếu nghi ngờ bị loét dạ dày, bạn nên đi khám kịp thời.
Theo Cẩm Tú/Dân trí (nguồn Boldsky)
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-thuc-pham-danh-cho-nguoi-bi-loet-da-day-ta-trang-20201021070704426.htm#dt_source=Cate_SucKhoe&dt_campaign=Top3&dt_medium=2