Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở những người làm công việc đi lại nhiều, đứng lâu... Bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Dưới đây sẽ là 7 bài tập giúp hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch mà Brightside tổng hợp và giới thiệu.
1. Bài tập đạp xe trên không giúp máu lưu thông, giảm khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Bạn có thể thực hiện bài tập đơn giản này tại nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Nằm ngửa trên sàn, nâng 2 chân lên cao tạo thành một góc 90 độ theo tư thế đạp xe đạp.
Từ từ đưa chân phải ra phía trước theo tư thế đạp xe trong khi vẫn giữ chân trái ở tư thế cũ.
Đưa chân phải trở lại vị trí bắt đầu, đưa chân trái ra phía trước giống như chân phải.
Đổi chân và tiếp tục thực hiện động tác.
Thực hiện liên tục từ 15 - 20 động tác cho 1 lần tập và tập từ 10 - 15 lần.
2. Bài tập nâng chân giúp hạn chế khả năng mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Bạn nên thường xuyên thực hiện bài tập này để thể cải thiện lưu thông máu trong tĩnh mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Nằm trên sàn với 2 chân, 2 tay duỗi thẳng theo chân người.
Nâng chân phải lên cao nhất có thể và giữ trong ít nhất 30 giây, chân trái để trên mặt sàn hoặc nâng khỏi mặt đất 20 - 30 cm.
Đổi chân và lặp lại động tác.
Thực hiện liên tục từ 15 - 20 động tác cho 1 lần tập và tập từ 10 - 15 lần.
3. Bài tập chùng chân giúp giữ cho các tĩnh mạch ở trạng thái tốt giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Bài tập này giúp các tĩnh mạch tăng cường lượng máu lưu thông đến tim do đó làm giảm nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Đứng thẳng với hai cánh tay chống hông.
Bước một bước dài về phía trước bằng chân trái.
Gập đầu gối trái sao cho đùi và cẳng chân tạo thành một góc vuông 90 độ. Chân sau đầu gối gần chạm đất.
Giữ lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước, 2 tay chống hông.
Giữ tư thế này ít nhất 30 giây.
Trở lại tư thế đứng để đổi chân và lặp lại động tác từ 10 - 15 lần cho mỗi chân.
4. Bài tập nhón chân giúp xây dựng sức mạnh của cơ bắp chân và cải thiện lưu thông máu của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Bài tập này xây dựng sức mạnh của cơ bắp chân và cải thiện lưu thông máu của cơ thể, giảm nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Đứng thẳng với hai chân song song.
Từ từ nâng thân người lên cao đứng bằng mũi chân để kéo căng cơ bắp chân. Giữ tư thế này ít nhất 30 giây.
Hạ dần thân người đến khi bàn chân chạm sàn.
Lặp lại động tác từ 10 - 15 lần.
5. Bài tập gập ngón chân giúp cơ chân được duỗi thẳng, cải thiện lưu thông máu, giảm khả năng mắc giãn tĩnh mạch
Bài tập gập ngón chân giúp cơ chân được duỗi thẳng, cải thiện lưu thông máu, giảm khả năng mắc giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Trong tư thế ngồi trên sàn, các ngón chân hướng lên trần nhà. Gập người, lấy 2 bàn tay kéo các ngón chân về phía gần người nhất có thể.
Giữ nguyên tư thế ít nhất 30 giây rồi thả tay ra khỏi chân.
Lặp lại động tác này một cách nhịp nhàng trong 20 lần.
6. Bài tập nâng 2 chân lên tường giúp giảm sưng, đau nhức chân và cải thiện lưu lượng máu đến phần còn lại của cơ thể, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch.
Bài tập này giúp giảm sưng, đau nhức chân và cải thiện lưu lượng máu đến phần còn lại của cơ thể, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch. Ảnh Brightside
Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường.
Nâng chân thẳng 2 chân lên trên không hoặc chống chân vào tường.
Giữ tư thế này trong vài phút rồi hạ chân xuống đất.
Nếu có thể bạn nên giữ tư thế trong 15 phút sẽ tốt cho cơ thể, vì khi đó lượng máu lưu thông ở chân sẽ được giảm bớt bởi cả ngày dài làm việc mệt mỏi. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch.
Theo Anh Ngọc/Lao động (Nguồn Brightside)
https://laodong.vn/suc-khoe/6-bai-tap-giup-giam-nguy-co-mac-benh-gian-tinh-mach-838671.ldo