190
/
91386
Hơn một nửa bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm virus từ người chưa có triệu chứng
hon-mot-nua-benh-nhan-covid-19-bi-nhiem-virus-tu-nguoi-chua-co-trieu-chung
news

Hơn một nửa bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm virus từ người chưa có triệu chứng

Thứ 4, 13/05/2020 | 12:02:40
259 lượt xem

Các nhà khoa học Ireland đã tổng kết 17 nghiên cứu trên toàn cầu để ước tính số lượng lây truyền xảy ra trong giai đoạn “tiền triệu chứng”.

Hơn một nửa bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm virus từ người chưa có triệu chứng - 1

Phần lớn lây truyền dường như xảy ra từ ba ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến hai ngày sau đó

Họ thấy rằng từ 33 - 80% số trường hợp bị nhiễm virus từ những người không hề biết mình bị nhiễm bệnh.

Thường sẽ mất trung bình 6 ngày trước khi một người phát triển các dấu hiệu điển hình của Covid-19, bao gồm sốt và ho dai dẳng.

Nhưng trong những ngày trước khi có triệu chứng, bệnh nhân bị nhiễm trùng và có thể lây virus gây chết người sang người khác.

Lây truyền dễ xảy ra nhất là một ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu, nhóm nghiên cứu kết luận, nhưng có thể xảy ra sớm nhất là ba ngày trước đó.

Kiểm soát lây lan trước khi có triệu chứng là rất quan trọng để ngăn chặn căn bệnh này khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng.

Điều này dựa vào sự thành công của theo dõi tiếp xúc, bao gồm xác định tất cả những người có tiếp xúc gần gũi với một trường hợp được xác nhận.

Covid-19 hiện đã giết chết hơn 286 nghìn người trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 40.000 người ở Anh, kể từ khi vụ dịch bắt đầu vào tháng 12.

Số liệu được tổng hợp bởi các cơ quan y tế trên toàn thế giới cũng cho thấy hơn 4.2 triệu trường hợp đã được ghi nhận chính thức.

Nhưng quy mô thật sự của đại dịch, đã xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sẽ cao hơn nhiều lần do thiếu xét nghiệm rộng rãi.

Các nhà khoa học đang gấp rút tìm hiểu cách thức virus SARS-CoV-2, lây lan từ người sang người, điều này sẽ giúp định hướng cách kiểm soát nó.

Miriam Casey, từ Đại học Dublin, tác giả chính của nghiên cứu và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu từ 17 nghiên cứu quốc tế.

Một trong những nghiên cứu được thực hiện tại Vũ Hán, nơi bắt nguồn virus chết người. Dữ liệu cũng được sử dụng từ Hồng Kông, Singapore và Ý.

Các nghiên cứu đã xem xét thời kỳ ủ bệnh - thời gian từ khi phơi nhiễm với virus đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Thời gian ủ bệnh trung bình là 5,8 ngày, tương tự con số do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra.

Người nhiễm không bị nhiễm trùng và không có khả năng truyền virus cho người khác trong suốt thời kỳ này, mà chỉ một số ngày trong đó.

Nhóm nghiên cứu Dublin cho biết phần lớn lây truyền có vẻ xảy ra từ 3 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến 2 ngày sau đó.

Trung bình, một người bị nhiễm trùng nhiều nhất 0,67 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thông tin này và một phương trình toán học để ước tính số ca bệnh là hậu quả của sự lây truyền “tiền triệu chứng”.

Trong một nghiên cứu bao gồm 137 người ở Thiên Tân, một thành phố của Trung Quốc, lây truyền tiền triệu chứng được ước tính là chịu trách nhiệm cho khoảng 80,7% số trường hợp.

Một nghiên cứu ở Vũ Hán với 12 người ước tính lây truyền tiền triệu chứng là thủ phạm ở 33,7% số trường hợp, trong khi lây truyền tiền triệu chứng được dự đoán phải chịu trách nhiệm cho 36,3% số ca bệnh trong một nghiên cứu trên 240 người ở miền Bắc Italy.

Nhìn vào tất cả các bằng chứng, Casey và các cộng sự ước tính 56,1% số trường hợp bị lây là từ người trước khi có triệu chứng.

Sự biến thiên lớn của sự lây truyền tiền triệu chứng là đúng dự kiến vì đường lây và cách nó ảnh hưởng đến mọi người có sự khác nhau một cách tự nhiên giữa các vùng miền.

Nhưng nhìn chung, một lượng đáng kể lây truyền tiền triệu chứng đang góp phần vào cuộc khủng hoảng.

Nghiên cứu cũng ủng hộ các ước tính trước đây rằng những người tiền triệu chứng chịu trách nhiệm cho tới 80% sự lây lan của virus.

Nhóm nghiên cứu cho biết chỉ riêng lây truyền tiền triệu chứng cũng có thể khiến virus lây lan không kiểm soát và “duy trì đại dịch”.

Nhưng vẫn còn nhiều điều không chắc chắn về mối đe dọa của lây truyền tiền triệu chứng vì cần nhiều nghiên cứu hơn.

Nghiên cứu không phân tích lây truyền không triệu chứng, là sự lây truyền virus từ những người không bao giờ xuất hiện các triệu chứng, còn được gọi là “người mang mầm bệnh thầm lặng”.

Nó cũng chưa được các nhà khoa học khác xem xét trong một quá trình bình duyệt, được công bố trên trang web MedRxiv.

Nhóm nghiên cứu viết: “Những phát hiện này nêu bật nhu cầu cấp thiết về phát hiện ca bệnh cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả, các biện pháp kiểm dịch và theo dấu tiếp xúc nếu các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được nới lỏng'.

Truy dấu tiếp xúc đã được đề xuất như một cách để hạn chế sự lây lan của virus trong khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.

Công việc này bao gồm xác định bất kỳ người nào từng ở gần với một người trước khi họ được chẩn đoán mắc Covid-19.

Về mặt lý thuyết, những người này sẽ được cách ly, ngay cả khi họ không có triệu chứng, nhờ đó họ sẽ không thể truyền virus cho người khác trong thời kỳ tiền triệu chứng.

Theo Cẩm Tú/Dân trí

Nguồn DM

https://dantri.com.vn/suc-khoe/hon-mot-nua-benh-nhan-covid-19-bi-nhiem-virus-tu-nguoi-chua-co-trieu-chung-20200513094943599.htm 

  • Từ khóa

Xét nghiệm máu giúp dự đoán được đột quỵ trước khi nó xảy ra

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Stroke, các nhà khoa học đã phát minh ra một xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định liệu một...
16:33 - 08/05/2024
206 lượt xem

Sau ngộ độc thực phẩm, cơ thể mệt mỏi, nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên chú ý lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, bổ sung dinh dưỡng và nước cho cơ thể bằng súp, cháo loãng, các loại...
14:56 - 08/05/2024
239 lượt xem

AstraZeneca thu hồi vắc xin COVID-19: Việt Nam còn bao nhiêu liều?

Hãng dược AstraZeneca vừa thông tin vắc xin COVID-19 do hãng nghiên cứu và sản xuất sẽ rút giấy phép, thu hồi toàn bộ vắc xin trên toàn thế giới. Trước...
11:00 - 08/05/2024
328 lượt xem

Trung Quốc: Cơ chế bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột do béo phì

Chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) được coi là yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển của một số căn bệnh ung thư, phần lớn là do những tác động gây phá vỡ của...
11:16 - 08/05/2024
323 lượt xem

AstraZeneca thu hồi một loại vắc xin Covid-19 trên toàn cầu

AstraZeneca cho biết quyết định thu hồi vắc xin Covid-10 mang tên Vaxzevria là hoàn toàn mang tính thương mại vì vắc xin này đã được thay thế bằng các sản...
09:00 - 08/05/2024
398 lượt xem