190
/
86832
Tại sao không có thuốc đặc trị virus?
tai-sao-khong-co-thuoc-dac-tri-virus
news

Tại sao không có thuốc đặc trị virus?

Thứ 5, 20/02/2020 | 15:45:02
723 lượt xem

Virus bắt buộc phải xâm nhập tế bào để tồn tại và nhân lên, nếu tiêu diệt virus thì tế bào cơ thể cũng bị thiệt hại.

Bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết virus không có tế bào và không có nhân, vì thế mà nó không được coi là một thực thể sống. Tùy từng loài, virus sẽ xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp từ các giọt bắn, qua đường ăn uống, qua quan hệ tình dục, vết thương hở... để vào cơ thể. Sau đó, virus sẽ xâm nhập tế bào để tồn tại, phát triển và sinh sản. Nếu độc lập bên ngoài môi trường, virus không thể tự sinh sản, tự phát triển.

Do đó, không có thuốc đặc trị diệt virus chứ không phải là "virus không thể tiêu diệt được". Bởi nếu tiêu diệt virus khiến protein vỏ bị phá huỷ dẫn đến các tế bào cơ thể cũng bị thiệt hại tương tự, "nghĩa là virus chưa gây chết người nhưng thuốc diệt virus có thể", bác sĩ nhấn mạnh.

"Điều này trở thành chân lý trước đây, bây giờ, cũng như trong tương lai", bác sĩ nói. Đây là lý do Covid-19 không có thuốc đặc trị tiêu diệt.

Thông thường, thuốc điều trị virus hầu hết chỉ tác động vào một trong 6 bước xâm nhập tế bào, nhằm ức chế sự sinh sản của virus trong tế bào.

Ví dụ, thuốc Ribavirin sẽ cung cấp các chất giống với nucleotid. Khi virus thực hiện sao chép nhân lên ARN hoặc ADN, sẽ sử dụng các chất giả này thay vì dùng nucleotid thật, từ đó không tạo ra được virus mới. Hay thuốc Oseltamivir ngăn cản không cho virus mới thoát được ra khỏi tế bào. Do đó, bác sĩ Vũ Hán đã sử dụng các thuốc ức chế virus như Remidiv và Remdesivir hay Cloroquine điều trị sốt rét, hoặc Ritonavir là thuốc điều trị HIV để điều sử dụng cho bệnh nhân Covid-19.

" Việc sử dụng những thuốc như vậy, truyền thông có thể rất ngạc nhiên, nhưng với các bác sĩ không có gì lạ lẫm. Nhưng y học luôn đòi hỏi sự nghiêm ngặt, để một loại thuốc được sử dụng thường quy đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu thử nghiệm rất dài, mà tỷ lệ thất bại cao hơn rất rất nhiều so với thành công", bác sĩ cho biết. 

Đại đa số virus có kích thước rất nhỏ, từ 10-300 nm. Riêng họ virus corona kích thước dao động từ 80-100 nm. Để nhìn thấy, bác sĩ phải sử dụng kính hiển vi quang học điện tử phóng đại gấp 30.000 lần kèm theo rất nhiều kỹ thuật phụ trợ khác mới thấy được. Giống như virus gây bệnh covid-1 do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phân lập được, sẽ thấy kích thước virus 101 nm. 

Hình ảnh nCoV trong phòng thí nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Để chống lại sự xâm nhập của virus, cơ thể con người xây dựng 3 tuyến phòng thủ.

Đầu tiên là qua da và niêm mạc. Da và niêm mạc tạo thành hàng rào vật lý, ngăn chặn không cho virus xâm nhập vào bên trong. Tuyến phòng thủ thứ hai là các chất diệt khuẩn và các tế bào thực bào. Cùng với hệ thống cảnh báo sớm, cơ thể luôn có các enzyme và các thực bào tuần tra liên tục, nhằm tiêu diệt virus và các tác nhân gây bệnh khác ngay từ lúc mới xâm nhập qua niêm mạc.

Cuối cùng là hệ miễn dịch, cũng là tuyến phòng thủ mạnh nhất. Khi virus xâm nhập tế bào, ngay lập tức hệ miễn dịch xử lý thông tin theo cách hoàn hảo nhất, xác định những tế bào bị nhiễm bệnh, rồi gửi đến những chiến binh đặc biệt để tiêu diệt tế bào bị tổn thương. Đa số cuộc chiến, hệ miễn dịch sẽ chiến thắng, nhưng khi hệ miễn dịch trục trặc gặp tổn hại do nhiều tác nhân, thì bệnh sẽ bùng phát.

Do đó, Covid-19 dù chưa không có thuốc đặc trị nhưng các bác sĩ vẫn có thể điều trị cho bệnh nhân khỏi như khi nhiễm cúm, sốt xuất huyết, sởi, rubella...

Đầu tiên là phòng bệnh để không nhiễm, thông qua vệ sinh cá nhân, ngăn ngừa lây nhiễm, các biện pháp phòng tránh cộng đồng, biện pháp phòng dịch. Ngoài ra, bác sĩ sẽ điều trị theo phác đồ chuyên môn thông qua điều trị triệu chứng, điều trị hỗ trợ để huy động tối đa khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus.

Tính đến ngày 20/2, đã có 16.433 bệnh nhân Covid-19 được chữa khỏi trên toàn thế giới, Việt Nam đã chữa khỏi cho 15/16 người. Bệnh nhân đảm bảo nguyên tắc hai lần xét nghiệm âm tính. "Đó chính là bằng chứng cho thấy y học hiện đại đủ sức chiến thắng Covid-19", bác sĩ nói.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/tai-sao-khong-co-thuoc-dac-tri-virus-4057524.html  

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
520 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
1,084 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
1,111 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,578 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,513 lượt xem