190
/
84738
Mua thuốc Tamiflu “tiền triệu” – nên hay không ?
mua-thuoc-tamiflu-tien-trieu-nen-hay-khong
news

Mua thuốc Tamiflu “tiền triệu” – nên hay không ?

Thứ 6, 03/01/2020 | 14:25:20
1,866 lượt xem

BGTV- Thời tiết đông xuân lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường cùng với tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan, khiến số lượng bệnh nhân mắc cúm tại Bắc Giang gia tăng. Lo ngại cho sức khỏe của mình, nhiều người khi thấy có triệu chứng đã tự điều trị cúm bằng thuốc Tamiflu tại nhà. Tuy nhiên điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe, tạo "cơn sốt" ảo về giá thuốc không đáng có.

Nội địa khan hiếm, hàng ngoại “lên ngôi”

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau rát họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Bệnh thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. 

Thuốc Tamiflu ngoại có giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/ vỉ song nhiều chị em vẫn "săn lùng" thời điểm bệnh cúm mùa gia tăng

Theo ghi nhận tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa trên địa bàn TP Bắc Giang những ngày qua, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị cúm có chiều hướng gia tăng. Điều này đã khiến Tamiflu trở thành loại thuốc được “săn lùng” tại các hiệu thuốc, nhiều người dân mua để tự điều trị hoặc dùng để “dự phòng” tại nhà. Tuy nhiên theo phản ánh của nhiều người bệnh, thời điểm này rất khó mua được Tamiflu bởi phần lớn hiệu thuốc đều “cháy hàng”, một số nơi giá lên đến 120.000-150.000 đồng/ viên.Các địa chỉ bán hàng online, hàng xách tay cũng nhanh chóng nhập về bán mặt hàng Thuốc Tamiflu 75mg giá có thể trên 1 triệu đồng/ vỉ 10 viên.

Chị Nguyễn Thu P (Phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang) cho biết: “Tìm mua thuốc Tamiflu bây giờ rất khó, đến một số hiệu thuốc trong thành phố thì không còn hàng, vừa rồi mình nhờ một người bạn ngoài Hà Nội mua hộ giá là 130.000 đồng/ viên mà còn tranh nhau, dù biết là bị đội giá lên nhiều nhưng nếu phải dùng thì vẫn chấp nhận vậy”.

Mới đây, Cục Quản lý Dược thông tin, thuốc Tamiflu không thuộc diện kiểm soát đặc biệt, nhập khẩu theo nhu cầu thị trường, đồng thời cũng cảnh báo, thuốc Tamiflu và các thuốc khác có chứa hoạt chất Oseltamivir là thuốc kê đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của bác sĩ thì có thể nguy hiểm tới sức khỏe.

Không tự ý dùng thuốc

Theo các chuyên gia y tế, 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ và có thể tự khỏi. Chỉ những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, bệnh chuyển biến nặng gây tổn thương phổi, suy nhược cơ thể thì mới cần nhập viện điều trị. Ngoài ra, thuốc Tamiflu bác sĩ sẽ dùng nhiều loại thuốc khác để phối hợp điều trị. Những trường hợp mắc cúm nhưng chỉ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ, chụp Xquang phổi không có tổn thương thì chỉ cần điều trị ngoại trú, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng để bệnh tự khỏi.

Đặc biệt, Tamiflu không phải là “thần dược” đặc trị trị cúm và không phải ai bị cúm cũng cần dùng loại thuốc này. Thuốc có tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng sốt thì kết quả điều trị không khác gì với bệnh nhân không dùng thuốc. Điều đáng lo ngại hiện nay, nhiều người chủ quan, không biết tình trạng bệnh cụ thể mà tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, dẫn đến hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng. 

Tại bệnh viện sản nhi Bắc Giang, thời điểm này, lượng bệnh nhân mắc cúm phải nhập viện gia tăng, song không phải bệnh nhi nào cũng phải sử dụng đến thuốc Tamiflu. Ngoài ra, Tamiflu chỉ dùng cho điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện cúm A có biến chứng cần được điều trị kết hợp các loại thuốc kháng sinh khác. Do đó, người dân không nên tự ý mua thuốc Tamiflu điều trị cúm nếu không có chỉ định của bác sĩ, trường hợp sử dụng thuốc không đúng sẽ không mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, có nguy cơ bị tác dụng phụ và tốn kém kinh tế. 

Để chủ động phòng chống cúm mùa, các bác sỹ khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp gồm tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ ý thức vệ sinh chung, sử dụng khẩu trang y tế nơi đông người; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Chú trọng dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, với trẻ nhỏ cần đảm bảo tiêm vắc xin cúm đầy đủ, đồng thời chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Bên cạnh đó, người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc, khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý kịp thời./.

Minh Anh

Vụ hơn 500 người nghi ngộ độc ở Đồng Nai: Tìm thấy khuẩn Salmonella ở một bé trai

Một bé trai điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kết quả có khuẩn Salmonella trong phân.
11:31 - 07/05/2024
23 lượt xem

Vì sao hay cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau bữa ăn trưa?

Cảm giác uể oải, buồn ngủ sau bữa ăn trưa là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể. Ngoài ra, việc chúng ta ăn món gì và bao nhiêu cũng sẽ khiến cảm...
10:20 - 07/05/2024
49 lượt xem

Cảnh báo biến thể COVID-19 mới lây nhanh hơn, né miễn dịch tốt hơn

Biến thể COVID-19 mới có tên KP.2 đang lan nhanh ở Mỹ, Anh và Canada, được cho là có khả năng 'né' miễn dịch tốt hơn tất cả các biến thể trước đây.
08:30 - 07/05/2024
98 lượt xem

Phát hiện sức mạnh tiềm ẩn của trứng đối với ung thư

Các nhà khoa học vừa tìm thấy một chất dinh dưỡng phổ biến có thể ngăn chặn sự phát triển của khối u và làm cho thuốc điều trị ung thư hoạt động tốt...
15:59 - 06/05/2024
512 lượt xem

Người Việt ít đi bộ, giới văn phòng chỉ 600 bước/ngày: Do quá bận rộn hay lười vận động?

“Làm ngày 8 tiếng, về nhà còn con cái, cơm nước, làm gì còn thời gian mà tập thể dục” hay “Suốt ngày tăng ca, công việc áp lực, thời gian làm việc không...
15:45 - 06/05/2024
485 lượt xem