Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi; gặp các vấn đề về đường tiêu hóa; nổi nhiều mụn; xuất hiện các cơn đau nhức cơ, khớp bất thường…. thì thói quen uống sữa chính là một trong những “thủ phạm” mà bạn cần nghĩ đến đầu tiên.
Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa
Kết quả điều tra trong một nghiên cứu chỉ ra rằng, 65-70% dân số thế giới mắc hội chứng không dung nạp lactose (đường sữa), số lượng này chủ yếu tập trung ở người trưởng thành. Do đó, khi gặp một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn… thì thói quen uống sữa hàng ngày là một trong những nguyên nhân bạn nên nghĩ đến và có biện pháp điều chỉnh.
Xuất hiện triệu chứng dị ứng trên da
Theo ước tính, có đến 5% trẻ em trên thế giới bị dị ứng sữa. Bên cạnh đó, có một vài trường hợp chỉ xuất hiện hội chứng này khi trưởng thành. Những biểu hiện ban đầu của dị ứng sữa khá giống với hội chứng không dung nạp lactose, bao gồm: táo bón, tiêu chảy, đau bụng… nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng sữa bên cạnh một số vấn đề về tiêu hóa, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng dị ứng trên da như nổi chàm, mẩn đỏ. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những triệu như đã đề cập, hãy thử ngừng uống sữa một thời gian và theo dõi tình trạng cơ thể. Nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến thăm khám tại bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Sữa là một loại thực phẩm khó tiêu, cơ thể buộc phải sản sinh ra nhiều năng lượng để có thể tiêu hóa và hấp thụ sữa, chính điều này sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn. Để có giấc ngủ tốt hơn, hãy bổ sung thêm các loại rau củ và trái cây giàu tryptophan như súp lơ, khoai lang, chuối hoặc táo vào khẩu phần ăn của mình. Bên cạnh đó, cũng không nên uống sữa vào sát giờ đi ngủ để cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi.
Nổi nhiều mụn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại sữa tách béo làm tăng mức độ nổi mụn ở tuổi thanh thiếu niên. Cụ thể, sữa tách béo tác động lên một số loại hormone như insulin và IGF-1, từ đó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe làn da của bạn.
Đau nhức khớp, cơ bắp bất thường
Sữa là loại thực phẩm có tính acid,cũng vì tính chất đặc trưng này mà khi uống nhiều sữa có thể kích thích gây phản ứng viêm cho cơ thể, dẫn đến những cơn đau ở khớp xương và cơ. Do đó, sau khi tham gia các hoạt động thể chất, nếu cơn đau cơ có dấu hiệu lâu thuyên giảm một cách bất thường, hãy thử giảm uống sữa vì nó có thể chính là “thủ phạm”.
Có hàm lượng cholesterol trong máu cao
Lượng cholesterol ở trong mạch máu đến trực tiếp từ chính khẩu phần ăn hàng ngày.Chúng ta thường có thói quen cắt giảm các loại thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh dung nạp nhiều loại chất béo “xấu” này, mà ít khi biết rằng, sữa bò chứa một lượng cholesterol không hề thấp. Theo tính toán của các chuyên gia, trong 100 gam sữa bò thông thường có chứa đến 10g cholesterol. Do đó, những người có hàm lượng cholesterol trong máu cao cần cân nhắc việc giảm lượng sữa nạp vào vào cơ thể.
Bị nhờn thuốc kháng sinh, mắc bệnh lâu khỏi
Trong quá trình chăn nuôi bò để lấy sữa, trang trại thường sẽ bổ sung các loại thuốc kháng sinh để bò ít bị bệnh. Dư lượng kháng sinh này đương nhiên sẽ tồn tại cả trong sản phẩm sữa bò mà chúng ta uống. Việc đều đặn dung nạp vào cơ thể một lượng kháng sinh liều lượng thấp thông qua thực phẩm, cụ thể trong trường hợp này là sữa bò sẽ, dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh ở các loại vi khuẩn gây bệnh. Hệ quả của việc này là các loại thuốc kháng sinh thông thường mà bạn dùng để trị bệnh sẽ không còn mấy công hiệu, đồng thời căn bệnh mắc phải cũng sẽ rất lâu lành.
Theo Minh Nhật/Dân trí (nguồn BS)
https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-dau-hieu-cho-thay-ban-nen-ngung-uong-sua-20191219122624417.htm