190
/
83171
Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng
tu-kham-benh-qua-vi-tri-dau-bung
news

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Thứ 3, 03/12/2019 | 07:24:56
669 lượt xem

Đau dữ dội ở bụng trên bên phải cảnh báo sỏi mật. Cơn đau âm ỉ phía trên dạ dày, đầy hơi là triệu chứng của đầy bụng chướng khí.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Đau nhói ở gần rốn hoặc bụng trên rồi di chuyển xuống bụng dưới bên phải, sưng bụng, sốt cao... có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa.

Nguyên nhân có thể do tắc nghẽn bên trong ruột thừa, mô ruột thừa bị mở rộng vì nhiễm trùng ở đường tiêu hóa hoặc ở một bộ phận khác của cơ thể. Cũng có thể ký sinh trùng tăng trưởng gây nhiễm trùng và làm tổn thương ruột thừa.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Đau ở vùng dưới ngực hoặc vùng trên cùng của bụng do chứng ợ nóng (trào ngược axit) gây ra. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy nóng rát cổ họng và đôi khi cảm thấy mùi vị khó chịu xộc lên cổ họng. Nguyên nhân là ăn nhiều đồ dầu mỡ và cay, rượu, hành sống hay đồ uống chứa caffein, thuốc lá... Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà chia thành 5-6 bữa nhỏ, mặc quần áo rộng để tránh áp lực lên bụng và không sử dụng các chất kích thích có hại cho dạ dày.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Bạn chỉ thực sự nhận ra mình có sỏi mật khi bị viêm và sỏi mắc vào một trong những ống dẫn từ gan đến ruột non. Triệu chứng là đau dữ dội và đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, sốt, run rẩy và buồn nôn.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi là thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo và cholesterol cao, không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ, di truyền, tiểu đường và uống thuốc có chứa estrogen, như thuốc tránh thai, thuốc trị liệu bằng hormone.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Không dung nạp gluten có nhiều triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là tiêu chảy, táo bón, phân có mùi, đầy hơi, đau bụng, gặp vấn đề về da, giảm cân không giải thích được và trầm cảm. Đây là phản ứng miễn dịch đối với một loại protein trong lúa mì và các ngũ cốc khác. Không dung nạp gluten là bệnh di truyền trong gia đình. Bạn nên tránh các thực phẩm và sản phẩm làm từ lúa mì, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Không dung nạp lactose có thể dẫn đến đau dạ dày và đầy hơi, gây tiêu chảy, tăng khí hoặc táo bón… Một số triệu chứng khác bao gồm đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ và khớp và loét miệng. Bạn nên ăn kiêng không có đường, sữa, bổ sung vào bữa ăn bông cải xanh, cải xoăn, cá ngừ hay cá hồi… để hạn chế cơn đau.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Viêm dạ dày - ruột do virus hay cúm dạ dày là bệnh nhiễm trùng đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa. Nguyên nhân có thể do bạn sử dụng thực phẩm và nước uống không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột. Nên vệ sinh, rửa tay trước khi ăn. Thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân riêng cho mọi người trong gia đình, kể cả bát, đũa, thìa, chén...

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Đau âm ỉ ở khu vực bụng trên - phía trên dạ dày, hoặc cảm thấy đầy hơi, có thể do bị đầy bụng chướng khí, ợ hơi. Nguyên nhân là ăn nhanh, nuốt nhanh, sử dụng đồ uống có ga, bia… hay thực phẩm từ sữa và đậu cũng hình thành khí quá mức trong dạ dày. Để giảm bớt cơn đau, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm, đồ uống này và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Hội chứng ruột kích thích, bụng đau nhói và đầy hơi khiến hệ tiêu hóa hoạt động rất nhanh gây tiêu chảy hoặc hoạt động chậm dẫn đến táo bón. Nguyên nhân có thể xảy ra do sự gián đoạn trong giao tiếp giữa não bộ và hệ tiêu hóa. Khi đó, bạn kiểm soát loại thực phẩm và số lượng dung nạp thực phẩm mà hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Tự khám bệnh qua vị trí đau bụng

Viêm loét có thể là lý do khiến bạn bị đau nhói ở bụng trên và dạ dày. Bệnh xuất hiện khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày là thay đổi khẩu vị, buồn nôn, đại tiện ra máu hoặc sẫm màu, sụt cân không rõ nguyên nhân…

Nguyên nhân do thường xuyên dùng thuốc aspirin, các loại thuốc chống viêm. Hút thuốc, uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng xấu đến dạ dày và gây viêm loét. Để ngăn ngừa viêm loét, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học như các ngũ cốc nguyên hạt, trộn với trái cây hoặc rau quả, đặc biệt là bỏ thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.

Theo VnExpress

https://vnexpress.net/suc-khoe/tu-kham-benh-qua-vi-tri-dau-bung-4019053.html

  • Từ khóa

Loại cá nhiều DHA như cá hồi nhưng rẻ và sẵn có hơn

Từ lâu các món ăn từ loại cá này luôn được nhiều người yêu thích. Mỗi 100g thịt cá chứa khoảng 1,3-1,8g DHA.
10:01 - 01/05/2024
503 lượt xem

2 món ăn là "cứu tinh" cho gan, dạ dày sau những cuộc nhậu ngày lễ

Các nghiên cứu đã chứng minh, nhiều loại thực phẩm có thể hỗ trợ "chữa lành" tác động của rượu bia trên hai cơ quan này một cách hiệu quả:
08:15 - 30/04/2024
1,170 lượt xem

Khoa học giải oan cho xoài ngọt

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng vì xoài có chứa đường tự nhiên nên nhiều người thắc mắc là người...
10:22 - 29/04/2024
1,699 lượt xem

6 loại đồ uống tự làm giúp gan khỏe hơn

Chăm sóc gan và thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống có thể tăng cường chức năng của gan và làm chậm bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là 6 loại đồ uống...
07:16 - 29/04/2024
1,710 lượt xem

Vết bầm tím bất thường có thể cảnh báo ung thư

Vết bầm tím là do mạch máu dưới da bị tổn thương, làm máu thoát ra ngoài và tạo thành vết bầm dưới da. Những va chạm đủ mạnh sẽ gây ra các vết bầm tím...
08:56 - 28/04/2024
2,114 lượt xem