190
/
80098
Phương pháp mới trong điều trị vô sinh hiếm muộn
phuong-phap-moi-trong-dieu-tri-vo-sinh-hiem-muon
news

Phương pháp mới trong điều trị vô sinh hiếm muộn

Thứ 5, 03/10/2019 | 13:31:01
841 lượt xem

Tình trạng rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi là một nguyên nhân gây thất bại chuyển phôi được các nhà khoa học đề cập mới đây.

Phương pháp đánh giá rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung kết hợp với phác đồ điều trị chuyên biệt đã đem lại nhiều hy vọng cho các bà mẹ từng nhiều lần thất bại chuyển phôi khi làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tại Việt Nam, phương pháp này lần đầu tiên đã được Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec thực hiện và đạt được những kết quả tích cực.

Rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung: “kẻ thù” của thụ tinh trong ống nghiệm

Trong thụ tinh trong ống nghiệm, có nhiều nguyên nhân dẫn tới không đậu thai: Chất lượng phôi không cao, dính buồng tử cung, niêm mạc mỏng, nhân xơ dưới niêm mạc… Các nhà khoa học đã đề cập tới một nguyên nhân nữa là rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi.

Tình trạng rối loạn miễn dịch của mẹ sau khi chuyển phôi là một nguyên nhân gây thất bại chuyển phôi được các nhà khoa học đề cập mới đây 

Rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung và tác động tới kết quả thụ tinh ống nghiệm lần đầu tiên được đề cập năm 1983 bởi BS Nathalie Lédée – Giám đốc Matrice Lab, (một labo hàng đầu về miễn dịch trong Hỗ trợ sinh sản tại Paris, Pháp) và các cộng sự. Theo nghiên cứu, quá trình tiếp nhận phôi của người mẹ xảy ra nhờ khả năng điều hoà miễn dịch tại chỗ của niêm mạc tử cung, thông qua hoạt động của các yếu tố miễn dịch như tế bào uNK, lympho bào, cytokine. Khi niêm mạc tử cung bị rối loạn các yếu tố miễn dịch phôi sẽ không bám dính được vào niêm mạc tử cung, gây thải loại phôi, khiến quá trình chuyển phôi thất bại.

Nhóm chuyên gia Matrice Lab đã so sánh miễn dịch giữa nhóm các bà mẹ có thai sau lần chuyển phôi đầu tiên với các trường hợp IVF nhiều lần chưa đậu thai. Kết quả cho thấy có khác biệt rõ rệt về yếu tố miễn dịch ở niêm mạc tử cung. Ở nhóm thất bại chuyển phôi trên 2 lần, niêm mạc tử cung người mẹ có hệ miễn dịch hoặc suy giảm hoặc hoạt động quá mức. Trên cơ sở xác định nguyên nhân IVF thất bại do rối loạn miễn dịch niêm mạc tử cung, các bác sĩ đã áp dụng phác đồ riêng biệt cho lần thụ tinh tiếp theo. Khi đó, tỉ lệ có thai cải thiện đáng kể trên nhóm này.

Lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam: Kết quả khả quan

Chứng kiến thất vọng của không ít cặp vợ chồng thất bại chuyển phôi nhiều lần, các bác sĩ Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City không ngừng trăn trở, tìm được “manh mối” cho hiện tượng phôi không làm tổ dù quá trình chuẩn bị rất tốt. Do đó, ngay khi tiếp cận được với Matrice Lab, Vinmec đã quyết tâm sớm đưa kỹ thuật này về Việt Nam.

Được sự hỗ trợ của BS Jean Clement Sage - chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec đã lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp này vào năm 2016 và thành công với nhiều bà mẹ từng chuyển phôi 4, 5 lần không đậu thai. 

BS Jean Clement Sage - chuyên gia hỗ trợ sinh sản người Pháp (trái) đã hỗ trợ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec tiếp cận với phương pháp xét nghiệm rối loạn miễn dịch cho các trường hợp chuyển phôi thất bại nhiều lần 

Để có những cơ sở tin cậy áp dụng rộng rãi, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu về rối loạn miễn dịch tại chỗ trên 100 trường hợp thất bại chuyển phôi trung bình 4 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 72% trường hợp thất bại chuyển phôi trên 2 lần có rối loạn miễn dịch tại niêm mạc tử cung. Khi có kết quả chẩn đoán, bà mẹ được điều trị theo phương pháp cá thể hóa theo khuyến nghị của Matrice Lab. Ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên tiếp theo, 41.3% bà mẹ đã có thai và thai phát triển bình thường. Đến lần chuyển phôi thứ 3 bằng phác đồ riêng biệt, tỉ lệ đậu thai đã lên tới 52.2%. Từ 2016 đến nay, đã có 20 em bé ra đời nhờ giải pháp đặc biệt này - đưa tỉ lệ thành công tại Vinmec tương đương với thành công ở Matrice Lab (Pháp).

Tỉ lệ thành công IVF nói chung ở Việt Nam và trên thế giới thường ở mức 35 - 40%. Do đó, kết quả vượt trội nói trên đã gây sự chú ý đặc biệt khi lần đầu tiên Vinmec công bố kết quả đề tài nghiên cứu “Đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung: Triển vọng mới cho bệnh nhân bị thất bại làm tổ nhiều lần” tại Hội thảo IVF Experts Meeting lần 15 tại Đà Nẵng tháng 8/2019.

“Điều trị hiếm muộn đòi hỏi phác đồ cá thể hóa, bởi mỗi cặp vợ chồng đều khác nhau từ tuổi của người vợ, thời gian và nguyên nhân chậm con ... Phác đồ cho các trường hợp rối loạn miễn dịch còn điều trị cá thể ở mức độ cao hơn nữa, nên sẽ tăng khả năng mang thai cho người vợ. Điều đó lý giải tỉ lệ thành công đã tăng lên vượt trội khi điều trị chuyên biệt”- BS Tô Minh Hương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City nhấn mạnh.

Cùng với kỹ thuật chẩn đoán rối loạn miễn dịch tại chỗ, Vinmec đã áp dụng thành công các kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn tiên tiến giúp cải thiện tỉ lệ thành công IVF 

Theo TS.BS Tô Minh Hương,  rối loạn miễn dịch không tùy thuộc vào độ tuổi người mẹ hay thời gian hiếm muộn. Do đó, khi đã chuyển phôi trên 2 lần thất bại, các cặp vợ chồng nên tiếp cận sớm với xét nghiệm này để nếu có chẩn đoán sẽ được điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian mong con.

Cùng với kỹ thuật chẩn đoán rối loạn miễn dịch tại chỗ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã áp dụng thành công các kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn tiên tiến giúp cải thiện tỉ lệ thành công thụ tinh ống nghiệm,  chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi, đông trữ noãn, đông phôi, đông tinh bảo tồn sinh sản... Ngoài ra, Trung tâm cũng đã thành công trong 2 lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam như hỗ trợ các cặp vợ chồng có mang gen thiếu máu tán huyết (Thalassemia) sinh con khoẻ mạnh; đông mô buồng trứng cho bệnh nhân ung thư tử cung di căn…

 Để điều trị bằng xét nghiệm chẩn đoán miễn dịch tại chỗ kết hợp với phác đồ chuyên biệt, bà mẹ phải:

- Thực hiện thụ tinh ống nghiệm trước để có phôi đông lạnh, gửi phôi trước khi xét nghiệm sinh thiết niêm mạc tử cung.

- Xét nghiệm và sinh thiết niêm mạc tử cung: Cần lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và gửi mẫu để thực hiện sinh thiết tại Matrice Lab (Pháp), kết quả nhận được sau 2 tuần.

- Trên cơ sở kết quả xét nghiệm, mẹ sẽ được điều trị với phác đồ điều trị riêng biệt theo khuyến cáo của Matrice Lab trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo.

- Xét nghiệm này có giá trị trong 6 tháng, hoặc khi chưa thành công với phác đồ thì sau 1-2 lần chuyển phôi phải sinh thiết lại, để tiếp tục điều chỉnh, có thể là phác đồ cá thể hóa hơn nữa.

Theo Gia Minh/VOV.VN

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
185 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
722 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
755 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,196 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,173 lượt xem