190
/
74919
Thận trọng sử dụng thực phẩm mùa hè
than-trong-su-dung-thuc-pham-mua-he
news

Thận trọng sử dụng thực phẩm mùa hè

Thứ 4, 12/06/2019 | 16:24:20
1,423 lượt xem

BGTV- Thời tiết mùa hè với những đợt nắng nóng cao điểm là điều kiện dễ phát sinh, bùng phát các loại dịch, bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt các vụ ngộ độ thực phẩm có nguy cơ tăng cao trong mùa hè.

Ngộ độc thức ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: vi khuẩn và độc tố có trong thức ăn hàng ngày gây nên nôn mửa, tiêu chảy cấp, đau bụng, sốt... hoặc do nhiễm hoá chất thuốc trừ sâu, diệt nấm, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm... còn tồn đọng, thời tiết nóng ẩm mùa hè là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh, đặc biệt từ các loại thực phẩm có nhiều dầu, đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa... nếu không được chế biến kỹ, bảo quản không cẩn thận, thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Trao đổi với PV, chị Thu Trang (Phường Thọ Xương, TP Bắc Giang) cho biết về trường hợp con gái 10 tuổi bị ngộ độc thực phẩm ngay dịp nghỉ hè khi thịt xiên nướng tại một quán ăn. Chị Trang cho biết: “Bình thường ở nhà ăn uống tôi rất cẩn thận nhưng đúng là ra ngoài ăn thì không biết thế nào, các cháu tuổi này lại thích ăn ở các hàng quán vỉa hè cùng nhau, khi về thấy cháu có dấu hiệu đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy nên tôi đưa ngay cháu đi khám, mùa hè thực phẩm dễ ôi thiu, lơ lờ một chút cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm ngay”.

Cần thận trọng khi sử dụng và lựa chọn các thực phẩm vỉa hè, đặc biệt là những nơi không che đậy cẩn thận, dễ nhiễm bụi bẩn từ môi trường và côn trùng bên ngoài

Một thực tế đáng lo ngại là “nguồn” dễ gây ngộ độc hiện nay tập trung tại nhóm “nguy cơ cao” gồm các quán ăn vỉa hè, hàng rong, các cửa hàng ăn uống không đảm bảo tiêu chuẩn. Mặt khác người tiêu dùng hiện nay hầu như đều thiếu kiến thức về việc đảm bảo VSATTP, nhiều người sử dụng thức ăn tại các hàng không được che chắn, nằm sát vỉa hè, đường giao thông.

Để phòng chống ngộ độc, đặc biệt trong dịp hè, mỗi người cần nắm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm. Khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, với thực phẩm đóng gói cần chú ý nhãn mác, hạn sử dụng, với các loại rau quả chỉ có thể bảo quản được từ 3-5 ngày. Thời điểm mùa mưa đang đến, người dân ở các khu vực vùng sâu, vùng xa không nên sử dụng các loại nấm lạ, có màu sắc sặc sỡ sẽ dễ gây ngộ độc, trong chế biến thực phẩm nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng, tránh sử dụng các loại thực phẩm lên men như dưa chua, thực phẩm không tươi sống, không rõ nguồn gốc, có mùi, dấu hiệu ôi thiu...

Người dân nên lựa chọn những địa chỉ, quán ăn uy tín, nguồn gốc chất lượng thực phẩm rõ ràng trong dịp hè

Theo Chi cục ATVSTP khuyến cáo, khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm thì việc sơ cứu và cấp cứu là việc rất cần thiết song trước hết cần xác định tác nhân gây ngộ độc bằng cách giữ lại thức ăn nghi ngờ, giữ lại chất nôn, phân, gửi đi làm xét nghiệm độc chất. Khi biết chắc chắn thức ăn là độc hại thì có thể móc họng, nôn ngay nếu bệnh nhân còn tỉnh táo và không co giật, uống ngay 30-50g than hoạt tính (1g/1kg cân nặng) hoà với 250ml nước đường (trẻ 1-12 tuổi: 15-20g pha với 200ml nước uống), sau đó dùng nhuận tràng bằng Sorbitol 30g (1g/1kg cân nặng, không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì gây rối loạn nước và điện giải) sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu co giật thì nên để bệnh nhân nằm nghiêng đầu thấp giúp tống thức ăn ra ngoài không gây sặc, sau đó chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

Để đảm bảo VSATTP trong mùa hè, phòng chống ngộ độc thì người tiêu dùng cần nằm được những kiến thức cơ bản về giữ gìn vệ sinh cũng như cách bảo quản thực phẩm, sơ cứu khi xảy ra ngộ độc. Bên cạnh đó, những cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về VSATTP, đề cao trách nhiệm, đạo đức, kinh doanh các sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn, phòng tránh ngộ độc cho người tiêu dùng./.

Minh Anh

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
452 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
527 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
590 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
639 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
989 lượt xem