Chứng mất trí, hiện không có thuốc chữa, ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Đến năm 2050, con số này được dự đoán sẽ đạt 152 triệu người.
Để cố gắng giải quyết một phần của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một bộ hướng dẫn mới về cách giảm thiểu rủi ro cho nhiều người hoặc ít nhất là trì hoãn tiến trình của bệnh. Hướng dẫn, dựa trên giá trị nghiên cứu trong nhiều thập kỷ, nêu ra 12 yếu tố tiềm năng và đánh giá khoa học đằng sau chúng.
Để tránh mắc chứng mất trí nhớ cộng đồng nên có một lối sống lành mạnh.
"Trong 30 năm tới, số người mắc chứng mất trí dự kiến sẽ tăng gấp ba. Chúng ta cần phải làm mọi thứ có thể để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Bằng chứng khoa học thu thập được cho các nguyên tắc này xác nhận những gì chúng ta nghi ngờ trong một thời gian, những gì tốt cho tim của chúng ta, cũng tốt cho não của chúng ta”, tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Mặc dù tuổi tác là yếu tố rủi ro lớn nhất, nhóm nghiên cứu đằng sau báo cáo nhấn mạnh rằng, đó không phải là hậu quả tự nhiên hoặc không thể tránh khỏi của lão hóa. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa chứng mất trí và các yếu tố "rủi ro" khác nhau, ví dụ như việc tiêu thụ rượu quá mức, sử dụng thuốc lá và không hoạt động thể chất.
Một số vấn đề khác như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm cũng có liên quan đến sự phát triển của chứng mất trí nhớ.
Vì vậy, những khuyến nghị được đưa ra đó là ủng hộ tập thể dục thường xuyên, cai thuốc lá và quản lý vấn đề tăng huyết áp và tiểu đường. Một điều nữa đó là hạn chế sử dụng vitamin B và E, axit béo không bão hòa.
Bart De Strooper, giám đốc Viện nghiên cứu chứng mất trí nhớ Vương quốc Anh cho biết: "Bằng chứng có sẵn để chỉ ra rằng sửa đổi các yếu tố môi trường sẽ làm thay đổi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ một cách mạnh mẽ”.
Theo Minh Long/Dân Trí
Nguồn IFL Science