Các nhà khoa học gần đây đã có một số câu trả lời liên quan đến câu hỏi này.
Trên thực tế, khi bạn cảm thấy kiệt sức, lời khuyên đầu tiên là nên tìm đến một giấc ngủ để lại sức.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc. Mặc dù chúng ta thường nghĩ rằng gắng sức về thể chất là mệt mỏi, nhưng hóa ra việc tập thể dục nhẹ chỉ vài lần một tuần có thể khiến bạn tràn đầy năng lượng hơn.
Ngủ đủ giấc chưa chắc đã giúp bạn hết mệt mỏi.
Nghiên cứu cho thấy, những người tập thể dục thường xuyên có được giấc ngủ ngon hơn, ngay cả khi số giờ họ ngủ vẫn như cũ.
Bên cạnh đó là sự lạm dụng cà phê để tỉnh táo. Mặc dù hầu hết chúng ta sẽ không uống cà phê ngay trước khi đi ngủ, nhưng việc tránh được cà phê thì liên quan đến cả ngày.
Caffeine ngăn chặn adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh tích tụ trong não suốt cả ngày, khiến chúng ta buồn ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn uống cà phê thậm chí sớm nhất là 6 giờ trước khi đi ngủ, nó sẽ gây rối với việc sản xuất adenosine của bạn, khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine thực sự gây rối với nhịp sinh học của chúng ta.
Nhưng đôi khi sự kiệt sức của bạn không phụ thuộc vào các lựa chọn lối sống đơn giản, và thay vào đó có liên quan đến cả sức khỏe tinh thần.
Ví dụ, rối loạn lo âu tổng quát có thể đi kèm với mệt mỏi, và thậm chí chỉ cần mức độ căng thẳng và lo lắng cao sẽ khiến bạn khá kiệt sức.
Trầm cảm cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ trong một số trường hợp.
Ngoài sức khỏe tinh thần, điều kiện thể chất cũng có thể gây ra mệt mỏi quá mức, bao gồm những thứ như thiếu sắt, các vấn đề về tuyến giáp và bệnh tiểu đường.
Vì vậy, thực sự không có một giải pháp nhanh chóng nào để đối phó với sự mệt mỏi liên tục, nhưng ít nhất bạn nên tập thể dục và có lối sống lành mạnh.
Theo Dân trí