190
/
71075
Dịch sởi bùng phát, 90% mắc sởi là do nguyên nhân này
dich-soi-bung-phat-90-mac-soi-la-do-nguyen-nhan-nay
news

Dịch sởi bùng phát, 90% mắc sởi là do nguyên nhân này

Thứ 4, 06/03/2019 | 15:27:20
611 lượt xem

Khoảng 90% các trường hợp mắc sởi là do chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu thăm hỏi bệnh nhân điều trị sởi.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu thăm hỏi bệnh nhân điều trị sởi.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 336 trường hợp mắc sởi tại 27/30 quận, huyện, thị xã và 126/584 xã, phường, thị trấn, tăng hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sởi là quận Hoàng Mai, quận Thanh Xuân, quận Nam Từ Liêm, quận Hà Đông, huyện Gia Lâm. 

Phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019 cho thấy, nhóm bệnh nhân dưới 9 tháng tuổi (chưa đến độ tuổi tiêm phòng) chiếm 24,2%; nhóm bệnh nhân từ 9 đến 11 tháng tuổi chiếm 8%; nhóm bệnh nhân từ 1 đến 5 tuổi chiếm 17,6%; nhóm bệnh nhân từ 6 đến 15 tuổi chiếm 23,4%.

Điều đáng nói là có khoảng 90% các trường hợp mắc sởi là do chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Theo các chuyên gia, không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng có thể mắc sởi do chưa mắc sởi bao giờ hoặc tiêm chủng không đầy đủ.

Không chỉ tại Hà Nội mà ở các địa phương trên cả nước, dịch sởi tiếp tục có dấu hiệu gia tăng. Tổng hợp từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 8.000 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có gần 900 trường hợp dương tính với sởi, không có trường hợp tử vong.

Tại TP HCM, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho biết, trong tuần qua, dịch sởi đang có đấu hiệu giảm dần nhưng vẫn ở mức cao và lưu hành trên diện rộng. Tính đến hết tháng 2, trên toàn địa bàn đã ghi nhận 1.208 trường hợp mắc sởi, trong khi cùng kỳ năm 2018 chỉ ghi nhận có 2 ca mắc bệnh sởi. Mặc dù giảm 19% so với trung bình của 4 tuần trước nhưng số ca mắc bệnh sởi vẫn đang ở mức rất cao, lưu hành ở tất cả 24 quận, huyện.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính- Giám đốc BV Nhiệt đới trung ương, bệnh sởi có mức độ lây lan rất nhanh, nhiều trường hợp có biến chứng nặng gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó, biến chứng phổ biến nhất là viêm phổi, viêm phế quản gây ngừng thở, tắc thở, bị bội nhiễm và viêm não. 

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 – 14 tuổi tiêm vắc xin sởi – rubella đầy đủ và đúng lịch. Bệnh sởi rất dễ lây, khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.  

Theo T.Linh/Lao động

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
356 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
888 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
966 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
1,012 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
1,084 lượt xem