190
/
69415
Chuyên gia chỉ 3 bước theo dõi để trẻ an toàn sau tiêm chủng
chuyen-gia-chi-3-buoc-theo-doi-de-tre-an-toan-sau-tiem-chung
news

Chuyên gia chỉ 3 bước theo dõi để trẻ an toàn sau tiêm chủng

Thứ 6, 18/01/2019 | 11:09:58
832 lượt xem

TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia chỉ ra 3 bước quan trọng để phát hiện sớm phản ứng sau tiêm, kịp thời xử lý phản ứng sau tiêm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Theo dõi chặt sau tiêm chủng

TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia khuyến cáo, sau mũi tiêm, không chỉ việc theo dõi 30 phút đầu ngay tại Trạm Y tế là quan trọng, mà việc theo dõi 1 - 2 ngày sau tiêm chủng rất ý nghĩa để kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ.

Chuyên gia chỉ 3 bước theo dõi để trẻ an toàn sau tiêm chủng - Ảnh 1.

Trong 30 phút đầu, các phản ứng nặng (nếu có) sẽ rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng và nếu được theo dõi tại Trạm y tế, trẻ sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Khi về nhà, bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng con để theo dõi trong 1 - 2 ngày bởi những phản ứng dị ứng muộn có thể xuất hiện sau đó.

"Tôi muốn nhấn mạnh đến từ "đồng hành", đó là hãy luôn bên trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Không ít trường hợp sau khi trẻ đi tiêm về, sốt, bố mẹ chỉ cho uống hạ sốt rồi gửi con cho ông bà. Bố mẹ ở bên con, theo dõi con mới có thể chủ động phát hiện những bất thường nếu có", TS Hồng nói.

Khi thấy trẻ bất thường khó thở, tím thái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban, li bì, chân tay lạnh, sờ cháu không ấm, lạnh lạnh mang ngay đến trạm y tế, cơ sở y tế gần nhất.

Đừng ôm con vượt vài chục km đến bệnh viện

Một nguyên tắc cấp cứu khi trẻ có dấu hiệu bất thường, đó là đến cơ sở y tế gần nhất, chỉ sau 5 – 10 phút càng tốt.

"Đưa con đến cơ sở y tế gần nhất nơi bạn sống, kể cả Trạm y tế là nguyên tắc để có thể cứu trẻ khi có phản ứng bất thương. Tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện vác con chạy mười mấy cây số lên bệnh viện xa. Nguyên tắc đầu tiên là cơ sở y tế gần nhất, ngay tại Trạm Y tế cán bộ Y tế cũng đã được tập huấn xử trí các trường hợp phản ứng nặng, sốc phản vệ.

Việc xử trí ban đầu vô cùng quan trọng, xử trí ban đầu khi nghĩ đến phản vệ, trẻ sẽ được tiêm thuốc chống sốc. Tiếp cận tiêm càng sớm, trẻ càng có cơ hội được cứu sống. Trong trường hợp không phải sốc phản vệ, mũi tiêm đó cũng không gây hại cho trẻ, chỉ làm nhịp tim trẻ nhanh lên một chút rồi đào thảo rất nhanh khỏi cơ thể.

Phát hiện dấu hiệu "tưởng bình thường" hóa bất thường

TS Hồng cho biết, dấu hiệu khó thở là biểu hiện của phù nề thanh quản rất dễ phát hiện). Hay trẻ sốt cao, lạnh trân, có tím tái, khóc thét, sốt cao co giật là dễ phát hiện.

Nhưng cha mẹ phải đặt biệt chú ý dấu hiệu trẻ bú ít và nằm li bì có thể khiến nhầm lẫn trẻ ngủ ngoan. Trong khi đó, đi tiêm về, trẻ thường phải hơi sốt, quấy khóc. Giảm tri giác thường rất dễ bị bỏ qua vì nhầm lẫn, đến lúc trẻ li bì, hôn mê mới nhận định. Trong khi đó, từ lúc trẻ kích thích, quấy khóc vô cớ không dỗ được cũng cần phải nghĩ đến nguy cơ để đưa đến bệnh viện.

Ngoài ra, phản ứng đặc trưng khóc dai dẳng trên 3 giờ đồng hồ cũng cần đưa trẻ tới viện.

TS Hồng khuyến cáo, không có vắc xin nào an toàn tuyệt đối vì vắc xin cũng như thuốc, thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng trên những cơ địa nhất định. Nhưng vắc xin là hữu hiệu nhất phòng bệnh. Nếu trẻ không tiêm, hệ lụy hậu quả rất nặng nề khi mắc bệnh.

Nhằm cung cấp thông tin và tư vấn, giải đáp kịp thời cho người dân và cộng đồng về công tác tiêm chủng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Chương trình Tiêm chủng mở rộng thiết lập đường dây nóng 0981.480.480. Mọi thông tin, tư vấn, thắc mắc về tiêm chủng người dân có thể gọi để được giải đáp.

Theo Hồng Hải/Dân trí 

  • Từ khóa

Phát hiện lượng chì và urani cao bất thường ở thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử đang khiến thanh thiếu niên tiếp xúc nhiều hơn với chì và urani, những chất có thể ảnh hưởng xấu đến não, thận, phổi...
07:36 - 02/05/2024
77 lượt xem

Loại cá nhiều DHA như cá hồi nhưng rẻ và sẵn có hơn

Từ lâu các món ăn từ loại cá này luôn được nhiều người yêu thích. Mỗi 100g thịt cá chứa khoảng 1,3-1,8g DHA.
10:01 - 01/05/2024
575 lượt xem

2 món ăn là "cứu tinh" cho gan, dạ dày sau những cuộc nhậu ngày lễ

Các nghiên cứu đã chứng minh, nhiều loại thực phẩm có thể hỗ trợ "chữa lành" tác động của rượu bia trên hai cơ quan này một cách hiệu quả:
08:15 - 30/04/2024
1,248 lượt xem

Khoa học giải oan cho xoài ngọt

Xoài là một trong những loại trái cây nhiệt đới được yêu thích nhất trên thế giới. Nhưng vì xoài có chứa đường tự nhiên nên nhiều người thắc mắc là người...
10:22 - 29/04/2024
1,769 lượt xem

6 loại đồ uống tự làm giúp gan khỏe hơn

Chăm sóc gan và thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống có thể tăng cường chức năng của gan và làm chậm bệnh gan nhiễm mỡ. Dưới đây là 6 loại đồ uống...
07:16 - 29/04/2024
1,777 lượt xem