190
/
68192
Sự thật khủng khiếp về nước dùng trên máy bay
su-that-khung-khiep-ve-nuoc-dung-tren-may-bay
news

Sự thật khủng khiếp về nước dùng trên máy bay

Thứ 5, 13/12/2018 | 10:57:00
574 lượt xem

Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Chính sách Thực phẩm NYC thuộc trường Cao đẳng Hunter (Mỹ), các bồn chứa nước trên máy bay có thể không mấy được quan tâm và trở thành thùng chứa vi khuẩn có hại mà các tiếp viên hàng không vẫn thường sử dụng để pha cà phê và trà trong các chuyến bay.

Nước trên máy bay có nhiều là ổ chứa khuẩn E.coli do khâu vệ sinh bồn chứa bị coi nhẹ.Nước trên máy bay có nhiều là ổ chứa khuẩn E.coli do khâu vệ sinh bồn chứa bị coi nhẹ.

Cuộc khảo sát đã thăm dò 11 hãng hàng không, bao gồm JetBlue và Delta về giá trị dinh dưỡng của đồ ăn nhẹ trên chuyến bay, bao gồm cả những vấn đề xung quanh các bồn chứa nước.

Ông Charles Platkin, giáo sư dinh dưỡng và giám đốc điều hành của Trung tâm chính sách thực phẩm cho biết:“Máy bay cập cảng hàng không, và vì không có nhiều thời gian, nên các bồn nước trên máy bay sẽ không được xả hết nước và làm vệ sinh. Bồn nước chỉ được tiếp thêm nước sau mỗi chuyến bay. Như vậy vẫn luôn tồn tại một lượng nước cũ phía đáy bồn".

Các tiêu chuẩn xung quanh vấn đề nước uống trên các chuyến bay của các hãng hàng không tại Mỹ bắt nguồn từ qui định về nước uống của Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA), dựa vào các bản tự báo cáo của ngành hàng không và yêu cầu chỉ cần làm vệ sinh các bồn chứa nước bốn lần một năm.

Platkin cho biết:“Chính qui định này đã tạo điều kiện cho sự phát triển của khuẩn coliform, một chủng vi khuẩn đa dạng. Tôi không muốn gây sốc, nhưng đó chính là một loại chất thải. Năm 2004, EPA đã kiểm tra các hãng hàng không và tìm thấy 15% trong số các hãng hàng không dương tính với khuẩn coliform.

Các hãng hàng không như Delta và United cho biết, họ đã sử dụng quy trình khử trùng ozone công nghệ cao ít nhất hàng quý để làm sạch bồn chứa nước của họ. Trong một phản ứng với nghiên cứu này, một phát ngôn viên của một nhóm hàng không nói thương mại cho biết, “các yêu cầu về quản lý và lấy mẫu nghiêm ngặt” thường xuyên được đáp ứng.

Tuy nhiên, Platkin cho rằng, bản chất của việc tự báo cáo về vấn đề vệ sinh đã tự gióng lên một "hồi chuông báo động".

Do tính chất của giao thông hàng không đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe khác, cụ thể là sự an toàn của hành khách và áp lực đối với phi hành đoàn để đáp ứng những tình huống trong một chuyến bay, nên Platkin lo ngại rằng vấn đề về vệ sinh nước uống sẽ chỉ là một vấn đề thứ yếu.

Platkin cho biết:“Họ hầu như không làm vệ sinh máy bay. Tôi chắc chắn những thứ không nhìn thấy, như nước trên máy bay không phải là vấn đề nhận được sự ưu tiên quan tâm.

Những ai lo ngại về khuẩn E. coli và các tác nhân gây bệnh khác có thể tránh xa các đồ uống được pha chế trên chuyến bay, cũng như cân nhắc mang theo chất sát khuẩn để rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay thay vì rửa bằng vòi nước sẵn có.

Trừ khi có thông báo cụ thể như nước trong các bồn này có thể uống được.

Qua cuộc khảo sát này, Platkin đưa ra lời khuyên: "Trước khi mọi vấn đề được kiểm tra với mức độ kỹ càng hơn, tốt nhất nên mang theo thuốc sát khuẩn để rửa tay để bảo đảm an toàn cho chính người sử dụng".

Theo H.K/Tiền Phong

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
174 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
703 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
781 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
819 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
892 lượt xem