190
/
66232
Bộ trưởng Y tế lo trẻ bệnh bị nhiễm chéo ở các viện Nhi
bo-truong-y-te-lo-tre-benh-bi-nhiem-cheo-o-cac-vien-nhi
news

Bộ trưởng Y tế lo trẻ bệnh bị nhiễm chéo ở các viện Nhi

Thứ 7, 13/10/2018 | 10:10:46
934 lượt xem

Một bé vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám hô hấp đã lây sởi, Bộ trưởng Y tế ngày 12/10 cảnh báo nguy cơ nhiễm chéo giữa các bệnh nhi.

Sau lễ phát động chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018 tại TP HCM ngày 12/10, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc với Bệnh viện Nhi đồng 2 về công tác điều trị bệnh.

Tại khu tiếp nhận khám, bệnh viện có bảng hướng dẫn nếu bệnh nhi có triệu chứng như sốt, phát ban kèm ho, chảy nước mũi, đỏ mắt thì lấy số khám bệnh tại quầy riêng. Tuy nhiên phòng khám những trẻ này vẫn nằm chung khu vực với các phòng khám khác.

Bộ trưởng chỉ đạo cần lọc bệnh và cách ly ngay từ bên ngoài. "Trẻ có các triệu chứng sốt nghi mắc sởi, tay chân miệng phải có lối đi riêng dẫn đến phòng khám riêng, không thể để chung khu vực như hiện nay. Nếu không làm tốt việc cách ly, lọc bệnh thì khả năng lây nhiễm chéo, bệnh nặng sẽ còn tiếp diễn", bà Tiến nói. Bệnh viện Nhi đồng 2 đã có trường hợp trẻ vào khám hô hấp bị lây sởi.

Bộ trưởng Y tế (áo tím) kiểm tra công tác điều trị bệnh dịch tại Bệnh viện Nhi đồng 2 ngày 12/10. Ảnh: T.P 

Bộ trưởng nhấn mạnh, phụ huynh cần hiểu nếu trẻ bệnh nhẹ thì không nên đổ dồn lên tuyến cuối, dễ lây lan bệnh từ các trẻ bệnh nặng. Bác sĩ khám nếu thấy bệnh nhẹ thì không để nhập viện mà cho về các phòng khám vệ tinh, bệnh viện quận huyện hoặc hẹn tái khám theo dõi. "Chúng ta có bài học cay đắng với mùa dịch sởi ở Hà Nội, bệnh nhi càng vào thì càng nặng, càng tử vong vì lây chéo", bà Tiến phân tích.

Lượng bệnh nhân mắc sởi, tay chân miệng tăng nhanh từ giữa tháng 9 tại các bệnh viện nhi ở TP HCM. Ảnh: Lê Phương. 

Tại các bệnh viện nhi đồng ở TP HCM, lượng bệnh nhân mắc sởi, tay chân miệng tăng nhanh từ giữa tháng 9, hiện có dấu hiệu chững lại. Bộ Y tế khuyến cáo cần chủ động tiêm vắcxin sởi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh ăn uống để ngăn ngừa chân tay miệng. Ngủ màn, diệt loăng quăng, tránh muỗi đốt để phòng sốt xuất huyết. Khi có bệnh, cần đến bệnh viện ngay để được điều trị và tư vấn kịp thời

Theo VnExpres

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
102 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
163 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
233 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
267 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
625 lượt xem