190
/
66179
Mình ngành y tế không thể chống nổi dịch
minh-nganh-y-te-khong-the-chong-noi-dich
news

Mình ngành y tế không thể chống nổi dịch

Thứ 5, 11/10/2018 | 09:50:50
812 lượt xem

Ngành y tế đang “khá” đơn độc trong cuộc chiến với cùng lúc 3 loại dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết. Nếu không có sự vào cuộc của hệ thông chính trị các cấp chính quyền và người dân mình ngành y tế không thể chống nổi dịch.

Đó là thông điệp được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng nêu lên trong hội nghị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh diễn ra tại Viện pasteur, TPHCM ngày 10/10.

Dịch bệnh đang tấn công nhóm trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non, mẫu giáoDịch bệnh đang tấn công nhóm trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non, mẫu giáo

Tính đến tuần đầu của tháng 10/2018, bệnh sốt xuất huyết tại nhiều tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam còn ở mức cao. Nguy hiểm hơn, dịch tay chân miệng và dịch sởi đang hoành hành dữ dội ở nhóm trẻ nhỏ khiến bệnh nhi nhập viện tăng vọt, nguy cơ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Khu vực Đông Nam Bộ đang là điểm nóng của dịch bệnh. Báo cáo từ BS Trần Minh Hòa, phó Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai chỉ ra: “Tính đến ngày 8/10, Đồng Nai ghi nhận 2.880 ca tay chân miệng nhập viện và 5.480 ca điều trị ngoại trú. Nửa cuối của tháng 9 đến nay số ca bệnh tay chân miệng liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú, 500 ca ngoại trú mỗi tuần. Bên cạnh đó, từ tháng 8 đến nay bệnh sởi cũng liên tục tăng cao, hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 190 ca mắc sởi, nhiều chùm ca bệnh đã xuất hiện trong cộng đồng.

Tương tự, tại Bình Dương từ đầu năm 2018 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho thấy, dịch bệnh đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhóm trẻ hộ gia đình nhưng chưa có giải pháp hiệu quả trong xử lý dịch.

Khụ vực Đông Nam Bộ đang là điểm nóng của dịch bệnh, số ca nhập viện tăng caoKhụ vực Đông Nam Bộ đang là điểm nóng của dịch bệnh, số ca nhập viện tăng cao

Điểm nóng nhất của dịch bệnh đang xảy ra tại TPHCM. Báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó Thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.

Theo phân tích của PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, TPHCM khu vực Đông Nam Bộ nơi có dịch sởi, tay chân miệng đang ở mức cao đều có đặc điểm chung là khu vực có nhiều di biến động dân cư. Nhóm trẻ mắc bệnh tập trung ở các lứa tuổi mầm non, nhà trẻ.

Qua điều tra dịch tễ của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, dịch bệnh năm nay có chiều hướng phát sinh ở các khu chế xuất, khu công nghiệp. Đây là những nơi tập trung công nhân lao động, người nhập cư, đối tượng vãng lai di biến động liên tục. Thực tế khảo sát ghi nhận, khoảng 90% đối tượng là người nhập cư, công nhân chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ lịch sử tiêm chủng. Bên cạnh đó, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường, nước thải, nước sạch vô cùng kém là điều kiện lý tưởng phát sinh dịch bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các bệnh viện tăng cương phân luồng, cách li, điều trị sớmCục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các bệnh viện tăng cương phân luồng, cách li, điều trị sớm

PGS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, các địa phương có sự giao lưu đi lại thương xuyên, dân cư tập trung đông, điều kiện nhà ở chật chội, vệ sinh môi trường kém… là thực tế đang gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh.

Đây không còn đơn thuần là vấn đề riêng của y tế mà là các vấn đề xã hội cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp chính quyền và người dân, mình ngành y tế không thể chống nổi dịch. Ngành y tế mong sẽ có sự chung tay phối hợp của hệ thống chính quyền các địa phương, ban ngành đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng tham gia vào việc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để giảm tỷ lệ tử vong, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân PGS.TS.BS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các bệnh viện cần thực hiện triệt để các giải pháp phân luồng trong tiếp nhận bệnh nhân, phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời, không để quá tải, lây nhiễm chéo xảy ra.

Theo Vân Sơn/Dân trí

  • Từ khóa

Những thói quen ăn uống đáng sợ nhất, bạn có mắc phải không?

Do nhịp sống hối hả nên con người thường bỏ qua những yêu cầu về chế độ ăn uống hàng ngày. Thói quen không lành mạnh khiến sức khỏe ngày càng sa sút
08:20 - 24/11/2024
248 lượt xem

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
794 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
821 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
1,275 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
1,230 lượt xem