190
/
65997
Thực phẩm chức năng với trẻ nhỏ – con dao 2 lưỡi !
thuc-pham-chuc-nang-voi-tre-nho-con-dao-2-luoi
news

Thực phẩm chức năng với trẻ nhỏ – con dao 2 lưỡi !

Thứ 6, 05/10/2018 | 15:17:53
2,235 lượt xem

BGTV- Hiện nay đời sống khá giả hơn, cha mẹ nào cũng mong muốn con mình phát triển toàn diện nhất. Thị trường từ đó mà xuất hiện ngày càng nhiều các loại thực phẩm chức năng (TPCN) với quảng cáo “có cánh” như giúp trẻ phát triển mà không có tác dụng phụ... Chính điều này khiến tình trạng lạm dụng TPCN đang ở mức báo động.

Thị trường hiện nay với đa dạng các loại TPCN dành cho trẻ nhỏ

Sử dụng tràn lan TPCN không theo chỉ dẫn

Lo lắng cho cô con gái gần 5 tuổi nhưng biếng ăn chậm lớn nên chị Nguyễn Thị Lan (Đồng Cửa, TP Bắc Giang) thường xuyên tìm đến các loại TPCN bổ sung vi chất như kẽm, canxi, các sản phẩm kích thích ăn ngon. Cứ thấy các shop xách tay có hàng gì mới từ Nhật, Mỹ, Pháp về là chị tìm hiểu rồi mua về cho con dùng thử. “Nhìn con còi cọc cũng xót ruột lắm nên bạn bè ai bảo thứ gì tốt thấy phù hợp là tôi cũng đều cho cháu dùng thử, đi khám bác sỹ cũng không có vấn đề gì nhưng thấy con như thế mà không cho uống thuốc bổ thì mình cũng không yên tâm” – chị Lan cho biết.

Trên thị trường hiện nay với “bạt ngàn” các loại TPCN đa dạng công dụng, gặp vấn đề sức khỏe, phát triển nào của trẻ cũng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm bổ trợ tương ứng. Phổ biến nhất vẫn là các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng, tăng chiều cao, tăng cân, bổ sung các chất như canxi, sắt, kẽm... Tuy nhiên thực tế rất ít người đưa con đi khám, kiểm tra xem con mình thiếu chất gì và tuân thủ bổ sung theo chỉ định của bác sĩ mà nhiều phụ huynh vẫn đặt niềm tin vào “bác sĩ Google”, tự tìm hiểu thông tin, “truyền tai” nhau về một loại TPCN nào đó mà không biết rằng con mình chính là người ảnh hưởng trực tiếp.

Cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên tình trạng sức khỏe và phát triển của con em mình để có điều chỉnh phù hợp, không nên lạm dụng TPCN

Trường hợp của chị Lê Thu P (Đa Mai, TP Bắc Giang) đến khám tại Bệnh viện sản nhi Bắc Giang là một bài học vì lạm dụng TPCN. Khi thấy con trai 10 tháng rụng tóc vành khăn, hay vặn mình khó chịu, chị P có cho con uống can xi và vitamin D3 để bổ sung vì nghĩ con thiếu chất, nhưng khi thấy con quấy khóc, không đi ngoài chị P mới “tá hỏa” đưa cho đi khám. Bác sỹ kết luận vì tự ý bổ sung canxi không đúng cách khiến bé bị táo bón nghiêm trọng.

Bên cạnh việc sử dụng tràn lan, tại các trang mạng hiện nay, TPCN cũng được quảng cáo và bày bán la liệt, nhiều mặt hàng được quảng cáo như một “thần dược” đa công dụng, không ít vụ TPCN giả, kém chất lượng bị lực lượng chức năng phanh phui đã khiến cho thị trường của loại sản phẩm này “hỗn loạn” khó kiểm soát về nguồn gốc, tác dụng thật sự của sản phẩm... trong khi đó các phụ huynh vẫn vô tư mua và sử dụng cho con em mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng TPCN thế nào để đạt hiệu quả thực sự không phải dễ, nhiều cha mẹ còn có quan điểm bổ sung càng nhiều càng tốt, hoặc có biểu hiện của bệnh thì tìm ngay đến TPCN, nhiều loại TPCN còn đắt hơn thuốc nhưng nếu không biết cách sử dụng hiệu quả thì sẽ gây lãng phí, không hiệu quả, thậm chí dùng không đúng có thể gây tác dụng phụ, không khi đó việc bổ sung dinh dưỡng thông qua lựa chọn thực phẩm, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ lại không được nhiều phụ huynh quan tâm.

Không dành cho tất cả mọi người

Bộ Y tế đã có quy định không được phép kê TPCN vào đơn thuốc. Quy định này để người dân có thể quyết định việc sử dụng TPCN như thế nào cho phù hợp. Không thể phủ nhận tác dụng của các loại TPCN trong đời sống hiện đại, song nếu lạm dụng và không có hiểu biết nhất định khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Cần có ý kiến chỉ định, lời khuyên của bác sỹ khi dùng sản phẩm hỗ trợ, bổ sung đối với trẻ nhỏ

Theo Phòng tư vấn dinh dưỡng -Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, với trẻ nhỏ chỉ những trường hợp thực sự cần thiết mới cần đến TPCN như khi trẻ mắc bệnh mạn tính (như ung thư, điều trị bệnh dài ngày...) hoặc trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, hấp thu qua đường tiêu hoá không đủ, còn với trẻ có chế độ dinh dưỡng tốt, không có nguy cơ gì về hấp thu thì không cần bổ sung TPCN. Bên cạnh đó, khi định dùng TPCN cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ xem con mình có thiếu chất gì, mắc bệnh gì, điều kiện sống, chế độ sinh hoạt như thế nào để từ đó biết được loại TPCN phù hợp tình trạng bệnh lý cũng như dinh dưỡng của con em mình.

TPCN không thể thay thế thực phẩm trong việc cung cấp dinh dưỡng và càng không thể thay thế thuốc nếu trẻ bị bệnh. Do đó, mỗi phụ huynh cần sáng suốt khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho con em mình, tránh lãng phí và không hiệu quả như mong đợi./.

Minh Anh

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
370 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
905 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
982 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
1,029 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
1,095 lượt xem