190
/
63866
6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm
6-buoc-truoc-khi-ngu-tranh-ha-duong-huyet-ban-dem
news

6 bước trước khi ngủ tránh hạ đường huyết ban đêm

Thứ 5, 02/08/2018 | 07:16:19
1,197 lượt xem

Không bỏ qua bữa ăn tối, tránh tập thể dục quá mức trong 2 giờ trước ngủ.

Bác sĩ Lê Minh Quang, Bệnh viện Quốc tế City (TP HCM) cho biết hạ đường máu trong đêm thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này do nhiều yếu tố, từ tập thể dục quá gần giờ ngủ đến uống bia rượu buổi tối. Nếu không được điều trị, hạ đường máu trong đêm có thể dẫn đến đau đầu, mất ngủ, nặng thì co giật, thậm chí tử vong. 

Có thể ngăn chặn tình trạng đường máu thấp trong khi ngủ bằng 6 bước đơn giản sau:

Kiểm tra đường máu trước khi ngủ

Tất cả bệnh nhân mắc tiểu đường có nguy cơ hạ đường máu đều nên kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ. Tùy mức độ thấp của đường trong máu, bổ sung lượng phù hợp thức ăn. Nếu sử dụng máy bơm insulin, nên xem xét việc tạm thời giảm liều lượng insulin.

Ảnh: diabetes

Ảnh: diabetes

Nhận biết các dấu hiệu đường máu thấp 

Triệu chứng hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70 mg/dl, bao gồm run rẩy, ra mồ hôi, nhầm lẫn, hành vi thất thường, đau đầu. Một số bệnh nhân có thể bị tình trạng "mất nhận biết tình trạng hạ đường huyết" sẽ không cảm thấy các triệu chứng của đường máu thấp.

Đường máu giảm mà không có triệu chứng dễ khiến bạn gặp nguy hiểm.

Đừng bỏ qua bữa ăn tối

Bỏ qua bữa ăn tối hoặc ăn quá ít là một trong những nguyên nhân gây hạ đường máu trong đêm. Nên có bữa ăn tối lành mạnh, cân đối và chú ý đến số lượng thức ăn.

Tránh tập thể dục quá mức vào tối muộn

Tập thể dục thường xuyên rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên không nên tập thể dục nhiều ngay gần giờ đi ngủ vì có thể gây hạ đường máu trong đêm. Nên tránh tập thể dục trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. Nếu mức đường trong máu dưới 100 mg/dl sau khi tập thể dục, nên ăn thêm gấp đôi số lượng thức ăn trước khi đi ngủ.

Hạn chế uống bia rượu buổi tối

Tiêu thụ thường xuyên thức uống có cồn như bia rượu có thể làm tăng nguy cơ bị hạ đường huyết ban đêm. Chỉ nên uống ở mức vừa phải, không quá một đơn vị cồn một ngày với phụ nữ và hai đơn vị mỗi ngày với nam giới. Một đơn vị tương đương một chai bia hoặc một ly rượu vang. Nếu uống bia rượu vào buổi tối, nên ăn thêm thức ăn.

Hãy chuẩn bị thức ăn uống sẵn sàng

Nếu bạn thường thức dậy với các triệu chứng hạ đường máu, nên có một số thứ để sẵn ngay cạnh giường như nước ngọt, nước trái cây để có thể dùng ngay mà không cần phải rời khỏi giường. 

Theo Lê Phương/VnExpress

  • Từ khóa

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
396 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
415 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
503 lượt xem

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
599 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
962 lượt xem