Việc sở hữu đôi mắt tinh anh, sáng khỏe luôn là mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng “cửa sổ tâm hồn” của mình, nhất là trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay.
Báo động tình trạng suy giảm thị lực trong đời sống hiện đại
Một đôi mắt khỏe đẹp khi có chỉ số đánh giá thị lực đạt chuẩn 10/10. Thực tế, thị lực của chúng ta sẽ suy giảm dần do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh quá trình lão hóa; yếu tố di truyền; các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp…; việc sử dụng thường xuyên các thiết bị công nghệ như hiện nay cũng khiến đôi mắt trở nên yếu hơn, dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc với màn hình điện tử trên 3 giờ mỗi ngày, mắt sẽ có nguy cơ suy giảm thị lực 90%.
Theo ước tính toàn cầu mới nhất trong Bản đồ Thị lực của Ủy ban Phòng chống Mù lòa Quốc tế (IAPB), năm 2015, trên toàn thế giới có khoảng 253 triệu người suy giảm thị lực. Tại nước ta, hơn 2,5 triệu dân gặp tình trạng này, chiếm khoảng 2, 83% dân số. Các nhà nghiên cứu của Hãng thông tấn quốc tế (UPI) dự báo, đến năm 2050, số người bị hạn chế thị lực có thể lên đến 588 triệu người, đem lại gánh nặng cho toàn thế giới.
Làm thế nào để phòng ngừa và cải thiện suy giảm thị lực?
Tình trạng suy giảm thị lực đem lại rất nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Khi thị lực giảm, chúng ta chỉ có thể chăm sóc mắt để duy trì chứ không thể làm tăng thị lực lại như lúc ban đầu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai - Trưởng khoa Mắt - Bệnh viện FV đã chia sẻ các phương pháp nhằm phòng ngừa và điều trị tình trạng giảm thị lực:
Theo Sức khỏe và đời sống