190
/
62261
An tâm dùng các loại DẦU ĂN sau mà không hại sức khỏe
an-tam-dung-cac-loai-dau-an-sau-ma-khong-hai-suc-khoe
news

An tâm dùng các loại DẦU ĂN sau mà không hại sức khỏe

Thứ 5, 14/06/2018 | 13:18:50
1,244 lượt xem

Nếu hiểu rõ về từng loại dầu ăn cũng như cách chế biến phù hợp với nó, chắc chắn dầu ăn sẽ không đáng sợ như bạn nghĩ.

Dầu hạt cải thích hợp với các món chiên xào.Dầu hạt cải thích hợp với các món chiên xào.

Mỗi loại dầu ăn sẽ thích hợp với một cách chế biến và nhiệt độ chế biến khác nhau. Bạn đã biết rõ loại dầu mình đang sử dụng chưa?

1. Dầu hạt cải

Là loại dầu được chiết xuất từ thân của cây cải mù tạt, rất tốt cho người bị tim mạch vì có chứa omega-3và omega-9. Bên cạnh đó, dùng dầu hạt cải mỗi ngày còn giúp bạn duy trì vòng eo phẳng vì nó giúp giảm mỡ bụng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.

Dầu hạt cải có hương vị nhẹ nhàng, không lấn át mùi của món ăn. Bên cạnh đó, nó có thể chịu được nhiệt độ từ cao tới rất cao nên thích hợp cho các món chiên xào.

2. Dầu ô liu

Không cần bàn cãi về độ tuyệt vời của dầu ô liu vì đây là là một nguồn chất béo không bão hoà đơn có lợi. Chính loại chất béo này có khả năng giúp cơ thể kiểm soát hàm lượng cholesterol gây hại cho tim mạch.

Ở nhiệt độ trên 200 độ C, dầu ô liu có thể bị ôxy hóa và không tốt cho cơ thể của bạn. Vì thế, chỉ nên dùng dầu ô liu cho các món salad hoặc hấp và không nên dùng để chiên xào.

3. Dầu mè

Nếu muốn chế biến các món ăn áp chảo hay nướng ở nhiệt độ thấp thì dầu mè là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Dầu mè không chỉ tăng mùi vị cho món ăn mà còn có tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ bị cao huyết áp.

Dầu mè lại thích hợp với các món áp chảo hoặc nướng ở nhiệt độ thấp

4. Dầu đậu nành

Được chiết xuất từ hạt đậu tương, dầu đậu nành rất giàu chất chống ôxy hoá, omega-3 và axit béo đa không bão hòa.

Các axit béo thiết yếu trong dầu nành rất dễ bị phân huỷ nếu chế biến trong thời gian dài với nhiệt độ cao. Vì thế, bạn chỉ nên dùng dầu nành để trộn salad, hòa cùng thức ăn như canh, cháo, súp khi đã gần nấu xong.

5. Dầu hướng dương

Dầu hướng dương chứa rất nhiều vitamin E, các chất béo không bão hòa và có khả năng chịu nhiệt cao nên thích hợp với các món chiên rán.

Tuy vậy, việc sử dụng dầu hướng dương để chiên đi chiên lại nhiều lần có thể dẫn đến sự hình thành của chất béo có hại.

6. Dầu đậu phộng

Trong dầu đậu phộng (dầu lạc) có chứa nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe như axit oleic, stearic, palmitic và linoleic. Ngoài ra, loại dầu này còn chứa các loại vitamin, khoáng chất và hợp chất hữu cơ rất có lợi cho sức khỏe.

Dầu đậu phộng thích hợp với việc chế biến thực phẩm vì nó không hấp thụ hoặc thay đổi hương vị của món ăn. Dầu phộng có thể dùng chiên, xào ở nhiệt độ cao (trên 280 độ C) mà không gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng dụng dầu phộng vì nó có thể gây tăng cân.

Theo Vy Vy
Tạp chí Sống Khỏe/sứckhoegiadinh

  • Từ khóa

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
308 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
317 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
413 lượt xem

Mùa lạnh: Bác sĩ cảnh báo gia tăng đột quỵ xuất huyết não

Thời tiết lạnh, chuyển mùa có thể làm co giãn quá mức hệ thống mạch máu, làm tăng huyết áp và tăng hoạt động của tim, từ đó tăng nguy cơ đột quỵ xuất...
07:14 - 22/11/2024
513 lượt xem

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
876 lượt xem