190
/
58480
Bài học từ câu chuyện “bệnh tự kỷ do vắc-xin” 20 năm trước
bai-hoc-tu-cau-chuyen-benh-tu-ky-do-vac-xin-20-nam-truoc
news

Bài học từ câu chuyện “bệnh tự kỷ do vắc-xin” 20 năm trước

Thứ 6, 02/03/2018 | 12:21:07
436 lượt xem

Những tựa đề “chồng tiêm chủng” – kiểu như "vắc-xin HPV khiến một thiếu nữ 17 tuổi bị liệt" – rất phổ biến trên Internet. Nó, cùng với "Mẹ nghiên cứu vắc-xin, khám phá ra những điều đáng sợ về chủng ngừa, đã quyết định không cho con tiêm vắc-xin ", chỉ là một vài ví dụ về những tin bài “ngụy khoa học” được chia sẻ trong tháng này trên Facebook.

Nếu bạn thuộc số những vị phụ huynh trên mạng xã hội, bạn có thể bắt gặp nhiều bài viết kiểu như vậy. Thậm chí bạn có lẽ đã nhấp chuột vào một trong số đó, vì tò mò. Có hại gì đâu, đúng không? Tuy nhiên, có những nguy cơ chết người mà gian lận khoa học và những tuyên bố vô căn cứ có thể gây ra.

Lời đồn về bệnh tự kỷ do vắc-xin là một ví dụ sống động của gian lận khoa học. Ngày 28/2/2018 đánh dấu đúng 20 năm ra đời của một bài báo nổi tiếng đăng trên tạp chí Y khoa uy tín The Lancet, trong đó Andrew Wakefield, cựu bác sĩ người Anh, đã liên hệ sai lầm vắc-xin MMR (sởi, quai bị, rubella ) với tự kỉ.

Bài báo cuối cùng đã bị các đồng tác giả và tạp chí gỡ bỏ. Wakefield đã bị cơ quan chức năng rút giấy phép vì sự lừa dối của mình và "vô tình coi thường" những trẻ em mà ông phải chăm sóc.

Phải mất gần hai thập kỷ để tỷ lệ tiêm chủng ở Anh hồi phục. Sau vụ việc, các gia đình Anh đã phải chứng kiến hơn 12.000 trường hợp mắc bệnh sởi, hàng trăm trường hợp nhập viện - nhiều trường hợp bị biến chứng nghiêm trọng - và ít nhất là ba trường hợp tử vong.

Điều đáng ngạc nhiên là câu chuyện hoang đường về tự kỷ do vắc-xin vẫn tồn tại. Nó đã được quảng bá rộng rãi bởi truyền thông Anh trong những năm đầu, sau đó là bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng và gần đây hơn là bởi các mạng xã hội trên toàn thế giới.

Wakefield đã tiếp tục cuộc vận động cá nhân không ngừng nghỉ của mình, vượt qua phạm vi hoài nghi về vắc-xin MMR ban đầu tiến tới tấn công CDC trong bộ phim gây tranh cãi Vaxxed. Bộ phim đã bị rút đi trước khi trình chiếu tại Liên hoan phim Tribeca nhưng đã tìm cách len lỏi vào các rạp chiếu độc lập ở Mỹ và châu Âu.

Các trường hợp mắc bệnh sởi ở châu Âu đã tăng gấp bốn lần và 35 ca tử vong do bệnh sởi vào năm 2017 - phần lớn là do những người không tiêm chủng - cũng phản ánh cơn hoảng sợ về tự kỷ do vắc-xin của Wakefield dẫn đến từ chối vắc-xin, đã đưa tới những ca bệnh sởi chết người như thế nào.

Nước Mỹ đã tuyên bố thanh toán bệnh sởi vào năm 2000. Tuy nhiên, từ năm 2000, bệnh sởi lại trỗi dậy, với hơn 2.216 trường hợp được báo cáo. Sự cuồng tín chống vắc-xin của Wakefield đã góp phần vào vụ dịch năm 2015 tại Disneyland ở California, cuối cùng khiến hơn 130 người nhiễm bệnh, và nhiều ổ dịch sởi năm 2017 ở Minnesota, nơi thông điệp của ông đã thuyết phục nhiều bậc cha mẹ không cho con đi tiêm phòng.

Lời đồn về tự kỷ do vắc-xin cũng đã thúc đẩy một số lượng đáng báo động các “công dân thiên niên kỷ” ở Mỹ - thế hệ lớn lên trong thời đại thông tin sai lệch của Wakefield - không tiêm phòng con cái của họ. Việc từ chối tiêm vắc-xin không chỉ diễn ra với bệnh sởi; bệnh cúm đã giết chết từ 100 đến 300 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm, và đến 85% số trẻ em đó chưa từng được chủng ngừa trước khi chết.

Phải làm gì để bảo vệ các bậc cha mẹ và con cái khỏi loại gian lận khoa học này?

Thứ nhất, niềm tin là điều cốt lõi để người dân chấp nhận các can thiệp y tế. Người truyền thông điệp có thể còn quan trọng hơn bản thân thông điệp. Vì vậy, lời khuyên của các thầy thuốc chăm sóc sức khoẻ ban đầu có uy tín, gia đình và bạn bè thường có ảnh hưởng nhiều hơn là sự thật lạnh lùng từ các nguồn chính thức. May mắn thay, niềm tin này có thể được xây dựng hoặc bồi đắp theo thời gian, như nước Anh đã chứng minh khi đạt tỷ lệ tiêm phòng sởi 95%.

Thứ hai, cộng đồng y khoa phải nỗ lực gấp đôi để đảm bảo sự toàn vẹn của các bằng chứng. Và phải hành động nhanh chóng để giải quyết nghi ngờ gian lận khoa học. Wakefield đã không bị kỷ luật bởi các cơ quan y tế của Anh, cũng như mãi đến năm 2010 bài báo mới được The Lancet gỡ bỏ, bất chấp những quan ngại nghiêm trọng do các chuyên gia đưa ra vào thời điểm xuất bản và việc vạch trần những gian lận khoa học của Wakefield và sự rút lui của các đồng tác giả năm 2004.

Thứ ba, báo in và truyền thông có trách nhiệm đặc biệt để cung cấp thông tin rõ ràng, dựa trên bằng chứng. Tiêm chủng MMR giảm sút sau bài báo của Wakefield đã được đẩy nhanh bởi các phương tiện truyền thông của Anh ủng hộ Wakefield, bất chấp những bằng chứng ngày càng mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố của vị bác sĩ này. Ngược lại, sự hồi phục sau tác động có hại của Wakefield được xúc tác bởi các thông tin báo chí điều tra năm 2004 vạch trần những gian lận của Wakefield và mâu thuẫn lợi ích. Sự thật luôn thắng, nếu chúng ta cam kết nói sự thật.

Thứ tư, các cơ quan y tế nhà nước phải đảm bảo rằng các chính sách sức khỏe cộng đồng được thi hành theo đúng kế hoạch. Sự gia tăng các ca bệnh sởi ở nhiều bang của nước Mỹ là kết quả của việc nới lỏng các qui định về chủng ngừa trước khi nhập học. Bang California đã tăng diện bao phủ vắc-xin bằng cách ban hành những quy định mạnh mẽ hơn về tiêm vắcxin mạnh hơn để hạn chế những trường hợp miễn trừ này.

Cuối cùng, trong thời đại của mạng xã hội, sự thiếu niềm tin thường có đối với chính quyền và mối đe dọa dịch bệnh ngày càng tăng, cha mẹ và các nhà giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ từ khi còn nhỏ học các kỹ năng tư duy phê phán và sự hoài nghi có cơ sở để phân biệt giữa những sự thật giúp cứu tính mạng với những tưởng tượng chết người.

Hơn một thế kỷ trước, nhà văn Mỹ Mark Twain đã nói: "Lời nói dối có thể đi khắp nửa vòng thế giới, trong khi sự thật còn đang xỏ giày". Điều này chắc chắn đúng với lời đồn về bệnh tự kỷ do vắc-xin. Trong một thế giới trong đó khoa học thêu dệt rất dồi dào và lan truyền nhanh chóng, chúng ta phải cảnh giác nếu muốn ngăn ngừa những dịch bệnh lẽ ra đã được ngăn chặn nếu không từ chối vắc-xin.

Quá nhiều hiểm họa đối với bản thân và con cái của chúng ta nếu không rút ra bài học từ sai lầm “vắc xin gây bệnh tự kỷ” để tránh những hậu quả lâu dài nguy hiểm khi khoa học giả mạo lại có sức lôi cuốn và đe dọa sức khoẻ và cuộc sống của mọi người.

Cẩm Tú/Dân trí (Theo RD)

  • Từ khóa

Chế độ ăn keto có thể giúp giảm cân, nhưng không hẳn tốt cho tim mạch và đường ruột

Thay vào đó, một chế độ ăn ít đường có thể là sự lựa chọn tốt hơn. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports Medicine, những người ăn theo...
10:14 - 23/11/2024
17 lượt xem

Đề xuất tăng thuế thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Tiêu dùng thuốc lá ở Việt Nam đã và đang gây ra những hệ lụy về bệnh tật và tử vong, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
08:34 - 23/11/2024
58 lượt xem

Chế độ ăn 30 phút là gì mà giảm cân, đường huyết và mỡ máu cực hay?

Có một chế độ ăn hấp dẫn được đưa ra cách đây hơn một thập kỷ, nhưng gần đây lại được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.
15:50 - 22/11/2024
462 lượt xem

8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ

Mất ngủ kéo dài có thể dẫn tới suy nhược nặng, mất ngủ mạn tính làm giảm chất lượng cuộc sống, gây mệt mỏi, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, ảnh hưởng...
14:41 - 22/11/2024
495 lượt xem

Lập lờ sữa và nước uống từ sữa

Sữa tươi, sữa hạt, sữa trái cây... với hàng trăm thương hiệu, chủng loại trên thị trường khiến người tiêu dùng hoa mắt. Loại nào mới đáp ứng nhu cầu...
11:22 - 22/11/2024
567 lượt xem