Cho dù đó là thách thức trong công việc, khó khăn về tài chính, hay là bị muộn bữa tối - người lớn trung bình mất hai giờ 11 phút mỗi ngày cho cảm giác bị stress. Con số này đồng nghĩa với hơn 15 giờ một tuần, 33 ngày mỗi năm, hoặc 5 năm 6 tháng trong suốt cuộc đời trung bình của một người. Và thời gian stress cao nhất của chúng ta là ở tuổi 36.
TS. Arroll, tác giả của cuốn sách mới về hội chứng ruột kích thích có tên là “IBS – Thay đổi cách sống để hồi phục”, nói: "Stress tác động lên tâm trí và cơ thể bằng nhiều cách và biểu hiện theo cách rất “thực thế” đối với nhiều người trong chúng ta.
"Stress có thể là kết quả của sự quá tải đối với chính mình, vì vậy bạn không phải cảm thấy cần làm mọi thứ vào mọi lúc - hãy ưu tiên cho chính mình vì bạn không thể chăm sóc người khác nếu bạn bị kiệt sức.
"Chúng ta thường thể hiện sự hiểu biết và lòng tốt với người khác hơn là với chính mình. Vì vậy, hãy học cách đối xử tốt với bản thân.
"Điều này có nghĩa là nói không, dành thời gian nghỉ ngơi và có lẽ quan trọng nhất, là đừng tự dằn vặt bản thân vì những chuyện tầm thường. Tất cả chúng ta đều có một nhà phê bình ở bên trong nhưng giọng nói này có thể được dập tắt nhờ lòng tốt”.
1. Tim bạn bị hẫng một nhịp - đánh trống ngực có thể là một dấu hiệu của stress khi cơ thể đang trong trạng thái phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”.
2. Bạn không theo kịp diễn biến câu chuyện - có thể rất khó tập trung khi bị stress trầm trọng nên ngay cả việc không theo kịp diễn biến của bộ phim trên TV cũng có thể chỉ ra mức độ stress nghiêm trọng.
3. Bạn không thể ngồi yên – sự bồn chốn cũng báo hiệu rằng stress đang trở thành một vấn đề cần được giải quyết.
4. Bạn trốn “yêu” - mất ham muốn tình dục có thể là nguyên nhân và hậu quả của stress.
5. Bạn cảm thấy dạ dày mắc bệnh - ruột và não liên lạc với nhau, nếu tâm trí bị stress, ruột có thể phản ứng với đau, táo bón và tiêu chảy.
6. Giấc ngủ chỉ là một mơ ước xa xôi - khó khăn cả trong bắt đầu và duy trì giấc ngủ có liên quan đến stress dài ngày.
7. Bạn không thể thốt ra lời - nói có thể trở nên khó khăn đặc biệt khi bị stress vì hô hấp có thể bị rối loạn.
8. Bạn cáu kỉnh - stress có thể khiến bạn bứt rứt và cãi cọ với người thân.
9. Bạn cảm thấy như thế giới đang đóng lại trước mặt - cảm thấy bị choáng ngợp là một dấu hiệu phổ biến của stress không ổn định.
10. Bạn không thể nào thoát được đợt cảm lạnh – stress làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó cảm lạnh và nhiễm trùng có thể xảy ra thường xuyên hơn khi bị stress.
Theo Cẩm Tú/Dân trí