190
/
56892
Rối loạn tiền đình... vì thuốc
roi-loan-tien-dinh-vi-thuoc
news

Rối loạn tiền đình... vì thuốc

Thứ 3, 09/01/2018 | 15:55:36
1,026 lượt xem

Rối loạn tiền đình (RLTĐ) không phải là bệnh nặng, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời có thể gây những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Theo thống kê mới nhất thì có tới 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh RLTĐ và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Trong các nguyên nhân gây RLTĐ hoặc làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn có nguyên nhân do dùng thuốc.

Nguyên nhân nào gây rối loạn tiền đình?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên - đây là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể, điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Bất cứ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới hệ thống tiền đình ốc tai đều ảnh hưởng đến bệnh RLTĐ, hay đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh RLTĐ. Một số nguyên nhân phổ biến của căn bệnh này phải kể đến như:

Do mất thăng bằng áp suất trong khoang tiền đình, những nguyên nhân gây ra viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa, những nguyên nhân do ảnh hưởng tới niêm mạc tiền đình ốc tai...

Một số thuốc tác động đến hệ thống tiền đình ốc tai, đều ảnh hưởng đến bệnh RLTĐ.

Do thiếu máu não lâu ngày, tuần hoàn máu não không được cải thiện.

Do áp lực tâm lý, cuộc sống, do môi trường ô nhiễm, cơ thể bị nhiễm độc...

Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy việc sử dụng một số loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ cho chứng RLTĐ.

Những thuốc tăng nguy cơ hoặc làm bệnh tiền đình nặng hơn

Bệnh nhân bị RLTĐ nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh RLTĐ như:

Thuốc kháng acid: Đây là thuốc có tác dụng trung hòa acid hydrochloric (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày. Các loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu có nguyên nhân liên quan đến HCl, thường chứa hợp chất magnesium hoặc aluminium, có tác dụng kéo dài, hoặc sodium bicarbonate, có tác dụng nhanh và ngắn, một số loại có chứa alginate, dimethicon... Những loại thuốc kháng acid phổ biến nhất là: aluminium hufroxide, calcium carbonate, magnesium hydroxide, sodium carbonate... Người bị RLTĐ nên tránh các thuốc này vì trong các thuốc kháng acid có chứa một hàm lượng lớn natri gây ra tổn thương các hệ cơ quan thần kinh, cơ tim và tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Các loại thuốc này có thể gây chóng mặt, phản ứng chậm chạp, mất thăng bằng và khả năng phối hợp vận động. Ngoài ra, thuốc kháng acid còn gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau khớp, bị sốt, đầy bụng, chuột rút... sẽ không tốt cho người bệnh RLTĐ.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh cơ - xương - khớp như viêm khớp, bệnh gút, thoái hóa khớp, viêm cơ, dùng để hạ sốt, giảm đau, chống viêm... Một số thuốc thường dùng gồm ibuprofen, indometacin, naproxen, piroxicam, diclofenac, ketoprofen hay parecoxib, celecoxib, rofecoxib... Một trong các tác dụng phụ của NSAID là gây choáng váng, chóng mặt... vì vậy sẽ khiến triệu chứng bệnh tiền đình trở nên nặng hơn. Nhóm thuốc này gây ra rối loạn về máu theo kiểu nhiễm độc tế bào làm ảnh hưởng lớn đến bệnh RLTĐ. Ngoài ra, thuốc kháng viêm còn gây ra các tác dụng phụ như ù tai, điếc tai, dị ứng, rối loạn chức năng gan, suy tủy, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thuốc aspirin (acetylsalicylic acid): Aspirin có tác dụng hạ sốt và giảm đau, từ cơn đau nhẹ đến đau vừa như đau cơ, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu. Thuốc cũng được sử dụng để giảm đau và sưng do viêm khớp. Aspirin làm tăng mức độ của các triệu chứng bệnh RLTĐ như ù tai, nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn, kích động, hôn mê, phù não, xuất huyết não, co giật và lơ mơ. Ngoài ra, aspirin gây ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp, làm đau thắt ngực, giảm bạch cầu, hạ huyết áp, suy tim. Sử dụng thuốc nhiều còn gây ra các tác dụng phụ như ợ nóng, đau dạ dày, buồn ngủ, ho ra máu, buồn nôn, sốt,...

Ngoài ra, người bệnh RLTĐ cũng nên hạn chế hút thuốc lá. Do chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh RLTĐ, do làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu, đồng thời cũng gây ra một sự gia tăng ngắn hạn huyết áp - việc này là yếu tố cộng hưởng nguy hại cho bệnh nhân RLTĐ.

Trên đây chỉ là một vài loại thuốc thông dụng và điển hình trong việc gia tăng nguy cơ và làm nặng thêm triệu chứng của RLTĐ. Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác cũng có những tác dụng phụ gây ra cơn chóng mặt ù tai cho người sử dụng, yếu tố này không tốt cho bệnh nhân RLTĐ, hoặc đã từng bị RLTĐ. Điều quan trọng là bệnh nhân RLTĐ khi dùng bất cứ loại thuốc gì cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, để biết các tác dụng phụ có thể gặp và khi thấy gia tăng các biểu hiện của chứng RLTĐ cần ngừng thuốc ngay và xin chỉ định của thầy thuốc.

Theo DS. Nguyễn Thanh Lâm/Sức khỏe & Đời sống

  • Từ khóa

Dưa hấu và dưa lưới: Loại quả nào tốt hơn cho sức khỏe?

Nhờ hàm lượng nước cao, dưa là lựa chọn tối ưu cho chế độ ăn kiêng vào mùa hè. Nhưng ăn dưa hấu và dưa lưới, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
12:39 - 04/05/2024
164 lượt xem

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
694 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
774 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
811 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
885 lượt xem