Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, tiếp xúc mãn với khói thuốc có thể thay đổi tế bào phổi theo thời gian, làm cho chúng dễ bị bệnh và phát triển thành ung thư.
Báo cáo đăng tải trên tạp chí Cancer Cell dựa trên thực nghiệm cho tế bào phổi phơi nhiễm với khói thuốc lá – tương đương với 1 người hút thuốc trong 20-30 năm.
Sau khoảng 10 ngày, tế bào bắt đầu thay đổi biểu hiện gen – một quá trình được biết đến là thay đổi biểu sinh. Và 10 tháng sau, những thay đổi này sẽ đủ để tạo ra ung thư.
"Khi bạn hút thuốc, bạn đang tạo ra sự thay đổi biểu sinh mà chúng tôi đang đặt giả thuyết rằng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi”, Stephen Baylin, đồng tác giả chương trình Cancer Biology của ĐH Johns Hopkins và thực hiện nghiên cứu này cho biết. "Bởi nếu bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi sẽ rất thấp”.
Điều may mắn là những thay đổi biểu sinh này chỉ là “tắt” các gen giúp bảo vệ tế bào khỏi ung thư, chứ không làm thay đổi, biến đổi ADN. Như vậy, những người muốn bỏ hút thuốc có hy vọng giảm nguy cơ ung thư phổi.
Theo Nhân Hà/Dân trí