Quả cam là trái cây có rất nhiều vitamin, rất tốt cho sức khỏe với điều kiện người dùng phải uống đúng lượng, không nên uống quá nhiều. Nhiều khi người dùng không biết uống nước cam đúng cách, sức khỏe không tăng mà kéo theo nhiều điều khó lường.
Người Việt Nam yêu thích ăn cam và uống nước cam, bởi loại nước ép này mát, nhiều vitamin C, tốt cho sức khỏe. Cuộc sống hiện đại bận rộn, nhiều người thường vắt sẵn nhiều quả cam cho vào bình rồi cất tủ lạnh để dùng dần, nhưng theo các chuyên gia, nước cam chỉ nên để trong tủ lạnh tối đa 24 giờ. Đã có một số người phải vào viện vì uống nước cam để lâu, nước cam bị mất hết dinh dưỡng khiến cho đau bụng.
Yêu thích uống nước cam, nhưng bạn cần biết lưu ý khi uống nước cam sau:
- Không nên uống nước cam khi đói
- Không nên uống nước cam kết hợp cùng sữa
- Không nên uống nước cam vào buổi tối
- Không nên uống nước cam khi ăn hải sản
- Không nên uống nước cam cùng thuốc kháng sinh
- Không nên uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
- Không nên uống nước cam trước khi đánh răng
Lưu ý: Nếu đang trong tình trạng bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy... thì không nên uống nước cam.
Đồng thời, bạn cần biết những nhược điểm của nước cam để điều chỉnh:
- Nước cam thiếu chất béo, ít calo và chất dinh dưỡng
- Hàm lượng protein trong nước cam thấp
- Nước cam chứa ít khoáng chất
- Nước cam thiếu chất xơ
Cam nên ăn, uống bao nhiêu là đủ?
- Đối với nam giới (độ tuổi từ 19 tuổi trở lên) mỗi ngày nên bổ sung 90mg vitamin C, nữ giới từ cần 75mg vitamin C mỗi ngày.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg và khi cho con bú là 120mg.
- Đối với trẻ em, với cơ thể đang hoàn thiện, phát triển nên ăn nửa trái cam/ngày, không nên cho ăn quá nhiều.
Theo Lao động