190
/
174507
Đã có danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện
da-co-danh-muc-benh-hiem-benh-hiem-ngheo-khong-can-giay-chuyen-vien
news

Đã có danh mục bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Thứ 5, 02/01/2025 | 07:35:00
2,158 lượt xem

Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện - Ảnh 1.

Bệnh nhân làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một bệnh viện - Ảnh: HÀ QUÂN

62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế vừa ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó Bộ Y tế đã ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế.

Cụ thể các bệnh: viêm màng não do lao (G01*); u lao màng não (G07*); lao khác của hệ thần kinh; lao hệ thần kinh, không xác định (G99.8*); nhiễm mycobacteria ở phổi; nhiễm histoplasma capsulatum ở phổi cấp tính; nhiễm nấm blastomyces ở phổi cấp tính, nhiễm nấm paracoccidioides ở phổi; nhiễm sporotrichum ở phổi (J99.8*); nhiễm aspergillus ở phổi xâm lấn; nhiễm cryptococcus ở phổi; nhiễm mucor ở phổi; nhiễm mucor lan tỏa.

Các bệnh lý ung thư như u ác tụy; u ác tuyến ức; u ác của tim, trung thất và màng phổi; u ác của xương và sụn khớp ở vị trí khác và không xác định; u ác của màng não; u ác của não; u ác của tủy sống, dây thần kinh sọ và các phần khác của hệ thần kinh trung ương; u ác thứ phát của não và màng não; nhóm u ác tính; u ác của hệ lympho, hệ tạo máu và các mô liên quan.

Các bệnh chuyển hóa hiếm như hội chứng loạn sản tủy xương; các thể suy tủy xương khác; bệnh tăng đông máu khác (hội chứng kháng phospho lipid); hội chứng thực bào tế bào máu liên quan đến nhiễm trùng; bệnh đái tháo đường phụ thuộc insuline (có đa biến chứng); bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insuline (có đa biến chứng); rối loạn chuyển hóa acid amin thơm; rối loạn chuyển hóa acid amin chuỗi nhánh và rối loạn chuyển hóa acid béo; các rối loạn khác của chuyển hóa acid amin.

Nhóm rối loạn dự trữ thể tiêu bào (bệnh Pompe, bệnh MPS, bệnh Gaucher, bệnh Fabry); rối loạn chuyển hóa đồng (bao gồm cả bệnh Wilson); thoái hóa dạng bột; rối loạn trầm cảm tái diễn; rối loạn ám ảnh nghi thức; viêm não, viêm tủy và viêm não-tủy; xơ cứng rải rác; viêm tủy thị thần kinh [Devic]; nhược cơ; bệnh lý võng mạc của trẻ đẻ non; suy tim; hoại tử thượng bì nhiễm độc (Lyell/Steven Johnson).

Hội chứng sau mổ tim; rối loạn chức năng khác sau phẫu thuật tim; bệnh phổi mô kẽ khác; áp xe phổi và trung thất; mủ lồng ngực (nhiễm trùng nặng ở phổi); bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng); pemphigus; viêm mạch mạng lưới; bệnh da tăng bạch cầu trung tính có sốt [hội chứng Sweet]; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có tổn thương phủ tạng; đái tháo đường sơ sinh; dị tật bẩm sinh khác của não; các dị tật bẩm sinh khác của tủy sống.

Nhóm các dị tật bẩm sinh của hệ thống tuần hoàn; biến dạng bẩm sinh của khớp háng; kháng (các) thuốc chống lao; di chứng của hoạt động chiến tranh (di chứng do vết thương chiến tranh); tình trạng của mảnh ghép cơ quan và tổ chức.

Người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục 62 bệnh trên.

Người bệnh được hưởng chế độ thế nào?

Bộ Y tế hướng dẫn đối với trường hợp người bệnh mắc 62 bệnh lý trên khi được chẩn đoán, xác định ở cấp ban đầu sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định khi tự đến cấp chuyên sâu khám, chữa bệnh. Tức không cần giấy chuyển viện nhưng vẫn được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế như quy định.

Trong trường hợp người bệnh tự đi khám, chữa bệnh tại cấp chuyên sâu và được chẩn đoán mắc 62 bệnh lý trên thì người bệnh cũng được hưởng quyền lợi theo quy định ngay trong lần khám, chữa bệnh đầu tiên.

Nếu trong trường hợp người bệnh đã được chẩn đoán mắc 62 bệnh lý trên ở cấp chuyên sâu, nhưng đề nghị khám, chữa bệnh thêm các bệnh lý khác thì chỉ được hưởng quyền lợi đối với bệnh lý nằm trong danh mục. Không được hưởng quyền lợi như đối với khám, chữa bệnh của các bệnh lý hiếm, bệnh hiểm nghèo theo quy định.

Bộ Y tế giao cơ sở y tế tư vấn, hướng dẫn cho người tham gia bảo hiểm y tế về các bệnh được đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cơ bản, cấp chuyên sâu mà không phải thực hiện thủ tục chuyển viện.

Hướng dẫn người bệnh tự đến khám bệnh, chữa bệnh để bảo đảm quyền lợi của người bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng ban hành danh mục một số bệnh được khám, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh cấp cơ bản và cấp ban đầu. Danh mục một số bệnh được sử dụng phiếu chuyển cơ sở khám chữa bệnh có giá trị sử dụng một năm.

Quy định này đều có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025.

Theo Dương Liễu/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/da-co-danh-muc-benh-hiem-benh-hiem-ngheo-khong-can-giay-chuyen-vien-20250101175637983.htm

  • Từ khóa

8 điều bạn phải làm để giữ sức khỏe trong mùa đông

Việc chăm sóc sức khỏe cũng cần chú đến biến đổi khí hậu để có những điều chỉnh phù hợp, thúc đẩy sự hài hòa giữa cơ thể và thiên nhiên.
09:01 - 05/01/2025
488 lượt xem

Indonesia sẽ khám sức khỏe miễn phí cho dân

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto vừa phê duyệt 4.700 tỉ rupiah (khoảng 300 triệu USD) để triển khai chương trình kiểm tra sức khỏe miễn phí trong năm...
11:11 - 04/01/2025
1,063 lượt xem

22 phút tập thể dục mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 19 bệnh

Nghiên cứu mới phát hiện những người tập thể dục cường độ nặng hơn 150 phút mỗi tuần dường như giảm đáng kể nguy cơ mắc 19 bệnh mãn tính.
09:25 - 04/01/2025
1,102 lượt xem

Bảy khuyến cáo quan trọng cho phụ nữ mang thai khi chất lượng không khí ô nhiễm

Chất lượng không khí ô nhiễm cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng tới tất cả mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thậm chí có thể tác động...
15:53 - 03/01/2025
1,542 lượt xem

Mỗi lần làm điều này, tuổi thọ giảm 20 phút

Nghiên cứu mới từ Anh chỉ ra một hành động nếu diễn ra quá thường xuyên có thể lấy đi tận 10 năm tuổi thọ của nam giới và 11 năm tuổi thọ của nữ giới.
14:37 - 03/01/2025
1,552 lượt xem