190
/
171111
Có chữa được tình trạng lác mắt không?
co-chua-duoc-tinh-trang-lac-mat-khong
news

Có chữa được tình trạng lác mắt không?

Thứ 5, 17/10/2024 | 10:30:00
2,016 lượt xem

Nếu lác (lé) mắt không được điều trị, não có thể bắt đầu từ chối nhận hình ảnh từ mắt đang ở hướng khác so với trục nhìn chính. Điều này dẫn tới hiện tượng giảm thị lực hay còn gọi là nhược thị.

Lác mắt là gì, có chữa được không? - Ảnh 2.

Lác thường gặp ở trẻ nhỏ và nếu không được điều trị lác sớm có thể dẫn đến nhược thị - Ảnh minh họa

TS Vũ Thị Quế Anh, khoa mắt Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là hiện tượng hai mắt không cùng một trục nhìn. Một mắt có thể quay vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới, trong khi mắt còn lại nhìn thẳng.

Khi một mắt đưa vào trong, bệnh nhân bị lác trong. Khi một mắt đưa ra ngoài, bệnh nhân bị lác ngoài. Khi hai mắt không đồng trục, các hình ảnh gửi tới não ở mỗi mắt sẽ rất khác biệt để có thể kết hợp 2 ảnh thành 1.

"Nếu lác không được điều trị, não có thể bắt đầu từ chối nhận hình ảnh từ mắt đang ở hướng khác so với trục nhìn chính. Điều này dẫn tới hiện tượng giảm thị lực hay còn gọi là nhược thị", bác sĩ Quế Anh nhấn mạnh.

Theo bác sĩ, có rất nhiều loại lác mắt khác nhau. Thông thường, lác được phân chia theo hướng lác. Các loại lác thông thường bao gồm lác trong, lác ngoài và lác đứng.

Lác cũng có thể phân loại theo nguyên nhân gây ra:

- 3 trong số 12 dây thần kinh sọ (III, IV, VI) liên quan chi phối các cơ vận nhãn và liệt các dây thần kinh này có thể gây ra lác.

- Do chấn thương, do bệnh lý mạch máu như tai biến mạch máu não, hoặc do bệnh lý tuyến giáp…

- Một số chứng lác đặc biệt có thể có tên riêng như hội chứng Brown, hội chứng Duane, hội chứng Ciancia…

Lác mắt có thể điều trị được không?

Bác sĩ Quế Anh cho biết thêm lác thường gặp ở trẻ nhỏ và nếu trẻ không được điều trị lác sớm có thể dẫn đến nhược thị do lác.

Hiện nay điều trị lác bao gồm các phương pháp phẫu thuật và các phương pháp không phẫu thuật để chỉnh sự lệch trục nhãn cầu.

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật

Kính gọng hoặc kính tiếp xúc: Cải thiện thị lực và sử dụng điều trị những trường hợp lác do điều tiết.

Sử dụng lăng kính: đây là loại kính đặc biệt sử dụng điều trị lác. Lăng kính có phần đáy dầy và phần đỉnh mỏng hơn, và tùy thuộc vào hướng lác mà đáy lăng kính được điều chỉnh hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong.

Kính có tác dụng chỉnh hướng ánh sáng đi vào mắt và giảm sự lệch trục của mắt bị lác khi nhìn vào vật tiêu.

Các bài tập thị giácBác sĩ nhãn khoa sẽ hướng dẫn các bài tập thị giác để cải thiện và điều chỉnh sự phối hợp hai mắt. Hai mắt sẽ được tập luyện để kích thích các hoạt động trên não, bằng cách thúc đẩy mắt đáp ứng các dấu hiệu từ não và ngược lại.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật

Tùy mức độ lác, thị lực hai mắt, hình thái lác, sự vận động các cơ mà phẫu thuật viên có thể chỉ định các phương pháp khác nhau như lùi cơ, lùi cơ chỉnh chỉ, rút cơ hoặc di thực cơ để đạt được sự điều chỉnh phù hợp.

Mục tiêu điều trị lác là đưa hai mắt về đồng trục; cải thiện thị lực hai mắt tối ưu nhất có thể; giúp hai mắt có thể hoạt động phối hợp (duy trì thị giác hai mắt); cải thiện về phương diện thẩm mỹ.

Phòng ngừa lác mắt

Các chuyên gia về mắt cho hay, để phòng ngừa lác mắt có thể lưu ý một số điều sau:

- Đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, nên được khám thị lực định kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra nhằm phát hiện bất thường.

- Những người bị chấn thương có liên quan tới vùng đầu, mắt cũng cần được kiểm tra.

- Với những gia đình có người từng bị lác hoặc thị lực suy giảm, cần đưa trẻ đi khám thị lực sớm và thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của mắt.

- Những người có tật khúc xạ hoặc tổn thương não, đái tháo đường, từng đột quỵ có thể theo dõi, thăm khám thường xuyên hơn.

- Tăng cường thức ăn có thể cung cấp nhiều vitamin A, B, C, omega 3 như: cá hồi, ớt chuông, khoai lang, cà rốt, thịt gia cầm... để đôi mắt luôn khỏe mạnh.

Với những người đã mắc bệnh, đang trong thời gian điều trị, cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là nên chú trọng thường xuyên luyện tập để tăng thị lực cho mắt. Thăm khám đúng lịch. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng song cũng không nên chủ quan bởi phát hiện sớm đồng nghĩa với khả năng chữa khỏi cao hơn.

Theo Tường Vy/ Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/co-chua-duoc-tinh-trang-lac-mat-khong-20241016221404476.htm 

  • Từ khóa

Bác sĩ nói gì về ăn cay và các cơn đau tim?

Cuộc tranh luận từ lâu về tác động của ăn cay đối với sức khỏe tim mạch vẫn tiếp diễn. Trong khi một số người tin rằng cách ăn này tốt cho tim, những...
16:56 - 21/11/2024
168 lượt xem

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai do Nhật Bản bào chế

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm qua đã phê duyệt vaccine LC16m8 phòng bệnh đậu mùa khỉ của công ty dược phẩm KM Biologics (Nhật Bản) bào chế để sử dụng...
14:26 - 21/11/2024
216 lượt xem

'Hay nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều', bác sĩ chỉ ra bệnh, cách phòng

Nhiều người ở độ tuổi trung niên thường có biểu hiện nóng phừng mặt, tim đập nhanh vào buổi chiều tối. Nếu không nhận biết và điều trị đúng bệnh, có thể...
13:13 - 21/11/2024
258 lượt xem

Đau đầu ở đâu nói lên điều gì?

Đau đầu là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người gặp phải nhiều lần trong đời. Các vị trí đau đầu khác nhau phản ánh tình trạng sức khỏe khác...
10:44 - 21/11/2024
346 lượt xem

Phát hiện 'thủ phạm' khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người...
07:13 - 21/11/2024
387 lượt xem