190
/
170320
Sốc khi kháng sinh mất tác dụng
soc-khi-khang-sinh-mat-tac-dung
news

Sốc khi kháng sinh mất tác dụng

Thứ 2, 30/09/2024 | 14:59:00
103 lượt xem

Tại nhiều nước, việc sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn điều trị hiệu quả nhưng ở Việt Nam phải dùng kháng sinh thế hệ 3 và 4 (thế hệ mới) mà nhiều bệnh nhân vẫn kháng toàn bộ kháng sinh.

Sốc khi kháng sinh mất tác dụng - Ảnh 1.

Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Thực tế, kháng thuốc kháng sinh là một trong những gánh nặng của ngành y tế hiện nay, nhất là đối với các bác sĩ điều trị. Nhiều bệnh nhân kháng tất cả các loại kháng sinh không đáp ứng điều trị dẫn đến tử vong.

Kháng sinh không còn tác dụng

Tại Bệnh viện Bạch Mai có khoảng 40 - 60% ca bệnh có vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trước khi nhập viện.

Nhiều bệnh nhân vào bệnh viện vì một bệnh khác nhưng do kháng kháng sinh khiến bệnh nhân nguy kịch, tử vong do nhiễm trùng. Thậm chí, một số bệnh nhân nhiễm trùng với những con vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh mà bệnh viện đang có.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tỉ lệ bệnh nhân đa kháng thuốc trên bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện cao khoảng 70-75%, tỉ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn trong cộng đồng (bệnh nhân trực tiếp đến bệnh viện thăm khám) hoặc từ bệnh viện tuyến dưới chuyển lên chiếm khoảng 30% hoặc có thể hơn.

Một số trường hợp điển hình như bà H.T. (72 tuổi, TP.HCM) có bệnh nền tăng huyết áp nhập viện tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp nặng được chuyển đến khoa hồi sức tích cực để điều trị. Thế nhưng tiên lượng của bệnh nhân ngày càng xấu hơn, bệnh tình không có tiến triển gì.

Ngay lập tức bệnh nhân được các bác sĩ làm xét nghiệm cho thấy bà đã kháng tất cả các nhóm kháng sinh truyền thống, nếu không nhanh chóng tìm được kháng sinh mới, nguy cơ tử vong nhanh. Các bác sĩ nhanh chóng cấy máu, cấy đàm, giải trình tự gene để tìm kháng sinh mới phù hợp, may mắn sau hơn một ngày tìm kiếm kháng sinh, bệnh nhân đã đáp ứng.

Đây chỉ là một trong những trường hợp may mắn mà bác sĩ Trần Thị Vân Anh - trưởng khoa nội nhiễm, Bệnh viện Thống Nhất - đã điều trị, có những trường hợp bệnh nhân đã tử vong vì kháng thuốc do không còn thuốc thích hợp để điều trị.

Theo bác sĩ Vân Anh, hiện có nhiều loại vi khuẩn thông dụng, nguy hiểm nhưng có tỉ lệ kháng thuốc cao đến rất cao, như nhóm vi khuẩn E.coli (vi khuẩn đường ruột), một số loại kháng sinh như Enrofloxacin điều trị đã kháng lên tới 67%. Hay như vi khuẩn Acinetobacter baumannii gây viêm phế quản, viêm phổi, kháng sinh Cefepime dùng để điều trị đã lên đến 71%...

"Tại bệnh viện nhiều bệnh nhân đã tử vong do kháng toàn bộ kháng sinh không thể tìm được loại kháng sinh mới để đáp ứng điều trị. Hay như có những người đã tử vong trong thời gian các bác sĩ tìm được loại kháng sinh điều trị. Điều lo lắng nhất hiện nay là không có thuốc kháng sinh mới để điều trị", bác sĩ Vân Anh xót xa nói.

Mua kháng sinh vẫn dễ như mua rau

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hiện tình trạng mua bán các loại thuốc kháng sinh tràn lan, rất phổ biến cả trên mạng lẫn các tiệm thuốc. Mặc dù theo quy định của Bộ Y tế, việc mua bán kháng sinh phải có sự hướng dẫn, kê toa chặt chẽ của bác sĩ.

Sáng 24-9, tại nhà thuốc M.T. nằm trên đường Đặng Văn Bi (TP Thủ Đức, TP.HCM), khi được hỏi về việc mua kháng sinh Klamentin (dùng để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, da... - PV) cho người nhà, một nữ dược sĩ tại đây nhanh chóng lấy ra một hộp thuốc kháng sinh Klamentin bao bì ghi rõ "Thuốc bán theo đơn", rồi ra giá 9.000 đồng/viên mặc dù người mua không có đơn thuốc của bác sĩ.

Tại một cửa hàng thuốc trên đường Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội), phóng viên miêu tả triệu chứng đau họng, có sốt, có đờm. Nhanh chóng, dược sĩ nhà thuốc này đã kê đơn thuốc. Ngoài thuốc điều trị triệu chứng dược sĩ này kê thêm thuốc Penicillin (nhóm thuốc kháng sinh beta-lactam - PV) và hướng dẫn uống đủ 5 liều.

Khi thắc mắc, thuốc Penicillin là thuốc kê đơn có thể uống được không thì người này giải thích: "Phải uống kháng sinh thì mới nhanh khỏi được, nếu không sẽ rất lâu khỏi".

Tại một cửa hàng thuốc khác, cũng với triệu chứng đau họng, sốt, sổ mũi và đề nghị mua thuốc Cephalexin (một loại kháng sinh thuộc nhóm thuốc kê đơn), dược sĩ tại hiệu thuốc cũng nhanh chóng bán mà không đề nghị xuất trình bất kỳ đơn thuốc nào.

Không chỉ tại các hiệu thuốc, việc mua bán thuốc kháng sinh trên mạng cũng vô cùng đơn giản.

Tại các hội nhóm trên mạng xã hội như "Chợ sỉ thuốc Tây Tô Hiến Thành" với hơn 76.000 thành viên, "Chợ sỉ thuốc Tây Q.10" với 19.000 thành viên, "Chợ thuốc Tây" với 17.000 thành viên... liên tục rao bán sỉ và lẻ hàng loạt các loại kháng sinh với cam kết gửi hàng đến tận nhà.

Các thuốc này được rao bán dưới dạng tiêm hoặc dạng uống đủ loại dành cho cả trẻ em và người lớn.

Tài khoản cá nhân L.V. đăng thông tin rao bán đủ dòng kháng sinh tai mũi họng, nhi khoa, hô hấp, cúm như: Amoxycillin, Ciforkid... với giá từ 100.000 đồng đến vài trăm nghìn đồng/hộp. V. cam kết khách có nhu cầu chỉ cần liên hệ, thuốc được giao đến tận nhà.

Hệ lụy mua và bán thuốc kháng sinh không có toa bác sĩ đã được cảnh báo nhiều, tuy nhiên đến nay vẫn không giảm.

Ước tính đến năm 2050, kháng kháng sinh là nguyên nhân tử vong lớn hơn cả ung thư trên toàn cầu, trong bối cảnh không có nhiều thuốc kháng sinh mới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. 

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/soc-khi-khang-sinh-mat-tac-dung-20240929215812896.htm 

  • Từ khóa

Mỗi tuần làm điều này 150 phút, đẩy lùi nguy cơ 264 bệnh

Bạn có thể giảm tới 43% nguy cơ tiểu đường, 35% nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhiều nguy cơ khác với 150 phút mỗi tuần.
16:31 - 30/09/2024
61 lượt xem

Phát hiện mới: Bài tập đơn giản người lớn tuổi nên tập để sống thọ hơn

Khởi động trước khi tập luyện là rất quan trọng. Và một bài tập khởi động phổ biến là căng duỗi.
14:33 - 30/09/2024
112 lượt xem

Rau xanh nào chữa bệnh nhưng gây tương tác khi uống thuốc?

Rau xanh vẫn được coi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là khi đau ốm....
10:12 - 30/09/2024
212 lượt xem

Cấp cứu hàng nghìn ca hoảng loạn, ảo giác vì thuốc lá điện tử

Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ liên quan tác hại của thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
07:06 - 30/09/2024
301 lượt xem

Rớt nước mắt bác sĩ ôm mẹ lần cuối sau khi hiến giác mạc mẹ

Người bác sĩ quân y nghẹn ngào ôm mẹ lần cuối sau khi thực hiện di nguyện của bà là hiến giác mạc, mang lại ánh sáng cho người khác.
10:40 - 29/09/2024
766 lượt xem