190
/
169634
Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh truyền nhiễm và chấn thương thường gặp
phong-benh-sau-mua-lu-nhung-benh-truyen-nhiem-va-chan-thuong-thuong-gap
news

Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh truyền nhiễm và chấn thương thường gặp

Thứ 2, 16/09/2024 | 07:15:00
2,142 lượt xem

Thiên tai như bão lũ không chỉ gây ra thiệt hại về tài sản mà còn để lại những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng cho cộng đồng. Sau bão lũ, môi trường sống thường bị ô nhiễm và nhiều nguy cơ phát sinh bệnh tật.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Mỹ Bảo Anh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết hậu quả của bão lũ không chỉ dừng lại ở thiệt hại về vật chất mà còn có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe cho người dân. Ô nhiễm môi trường, thiếu nguồn nước sạch, thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm sau lũ là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý tiêu hóa (tiêu chảy, lỵ, thương hàn…), các bệnh lý hô hấp, viêm đường tiết niệu, các bệnh ngoài da, bệnh lý mắt và sốt xuất xuất huyết. Bên cạnh đó, trong quá trình ứng phó với thiên tai, người dân còn dễ bị chấn thương, đuối nước, điện giật và các tai nạn khác.

Chủ động bảo vệ sức khỏe giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau bão lũ bằng các biện pháp phòng ngừa sau:

Nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nguyên nhân: Sau bão lũ, không khí ẩm ướt và môi trường bị ô nhiễm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus, vi nấm phát triển, gây ra các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm phổi, cảm lạnh và cúm. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất thường là người cao tuổi, trẻ em và người mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp.

Phòng ngừa: Giữ vệ sinh cá nhân và đảm bảo môi trường sống thông thoáng, khô ráo. Giữ ấm mũi họng, vệ sinh miệng bằng nước muối, nước sát khuẩn. Vệ sinh tay thường xuyên, mang khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi và thăm khám ngay tại y tế cơ sở khi có triệu chứng bất thường hô hấp (sốt, ho, khó thở, khò khè...).

Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh truyền nhiễm và chấn thương thường gặp- Ảnh 1.

Người dân dọn dẹp bùn đất sau lũ THANH TÙNG

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nguyên nhân: Nước lũ đi qua tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ cống rãnh, phân và chất thải phát triển, phát tán vào môi trường sống, là điều kiện gây ra các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Phòng ngừa: Uống nước sạch đun sôi để nguội, nước đóng chai, sử dụng thực phẩm sạch đã được nấu chín kỹ, bảo quản thực quản đúng cách. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch (đặc biệt trước trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc rác và chất thải).

Khi có biểu hiện bệnh lý đường tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng, sốt… cần đến thăm khám ngay tại y tế cơ sở.

Nhiễm trùng da

Nguyên nhân: Nước lũ có thể mang theo bụi bẩn và vi khuẩn, gây nhiễm trùng da như viêm da, lở loét và chàm.

Phòng ngừa: Giữ cho da sạch và khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước lũ. Không mặc quần áo ẩm ướt. Hạn chế lội ở vùng ao tù nước đọng.

Phòng bệnh sau mưa lũ: Những bệnh truyền nhiễm và chấn thương thường gặp- Ảnh 2.

Người dân lội trong nước lũ ĐẬU TIẾN ĐẠT

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân: Nước lũ ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phòng ngừa: Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít mỗi ngày), tránh nhịn tiểu và giữ gìn vệ sinh cá nhân, không dùng nước lũ để tắm giặt. Khám tại cơ sở y tế ngay khi có triệu chứng bất thường (sốt, tiểu đau buốt, tiểu lắt nhắt, nước tiểu đục, tiểu máu…).

Sốt xuất huyết

Nguyên nhân: Nước lũ có thể tạo điều kiện cho muỗi và ký sinh trùng phát triển, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.

Phòng ngừa: Sử dụng màn chống muỗi, thuốc chống muỗi và giữ cho môi trường sống sạch sẽ.

Khi người dân bị sốt xuất huyết cần nghỉ ngơi, theo dõi nhiệt độ, hạ sốt bằng thuốc paracetamol khi sốt cao trên 38,5 độ C, uống đủ nước và điện giải, ăn thức ăn mềm dễ tiêu. Khám tại cơ sở y tế ngay khi sốt cao liên tục, đau bụng, nôn ói, mệt nhiều, chóng mặt, xuất huyết bất thường (chảy máu răng, chảy máu mũi, tiêu ra máu, tiêu phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết dưới da...).

Đau mắt đỏ

Nguyên nhân: Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.

Phòng ngừa: Cần vệ sinh mắt bằng nước muối vô khuẩn. Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn, không đưa tay lên mặt, đặc biệt là mắt, mũi, miệng.

Chấn thương do té ngã

Hãy cân nhắc sử dụng gậy đi bộ để chống đỡ khi di chuyển. Bề mặt lầy lội có thể rất trơn trượt và dẫn đến té ngã, có thể gây thương tích.

Nếu bị bất kỳ vết cắt, trầy xước hoặc vết thương nào khác, hãy rửa sạch bằng nước sạch và sơ cứu tại nhà. Thăm khám tại các cơ sở y tế nếu vết thương sâu, vết thương bị đỏ hoặc đau.

Lưu ý để phòng bệnh sau mùa bão lũ

Bác sĩ Bảo Anh khuyến cáo những biện pháp cần lưu ý để phòng bệnh sau mùa bão lũ:

  • Cần duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
  • Dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ rác thải và các vật dụng bị ẩm ướt, loại bỏ những vũng nước tù đọng.
  • Sử dụng nước sạch.
  • Chỉ uống nước đã được đun sôi hoặc xử lý bằng phương pháp an toàn.
  • Đảm bảo thực phẩm an toàn.
  • Nấu chín thực phẩm và bảo quản thực phẩm đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.
  • Theo dõi sức khỏe
  • Quan sát các triệu chứng bất thường như sốt, tiêu chảy, ho hoặc khó thở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Tiêm phòng đầy đủ. Đảm bảo các vắc xin cần thiết đã được tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/phong-benh-sau-mua-lu-nhung-benh-truyen-nhiem-va-chan-thuong-thuong-gap-185240914155419482.htm

  • Từ khóa

Bác bỏ thông tin xuất hiện loại bệnh hô hấp mới

Chiều 7-10, thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, những ngày gần đây số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trên địa bàn gia tăng. Tuy nhiên, đây là bệnh do các tác nhân siêu...
10:05 - 08/10/2024
96 lượt xem

Điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhân tan máu bẩm sinh

Ngày 7/10, Bệnh viện Trung ương Huế thông báo vừa điều trị thành công hai ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
08:10 - 08/10/2024
145 lượt xem

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn chạy bộ mỗi ngày?

Chạy bộ là một bài tập khởi động toàn thân liên tục. Nhưng điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn tập thói quen chạy bộ hằng ngày?
16:20 - 07/10/2024
546 lượt xem

4 chức năng cơ thể được cải thiện nhờ bỏ rượu bia

Rượu bia sẽ tác động đến cơ thể theo nhiều cách, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt, uống nhiều rượu bia sẽ làm tổn hại chức năng gan, thậm chí gây...
14:59 - 07/10/2024
572 lượt xem

Thủ đoạn giả danh các đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng giả mạo các đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và yêu cầu các chủ cơ sở...
10:50 - 07/10/2024
652 lượt xem