190
/
165738
Bạn có nghĩ mình có nguy cơ ngưng thở khi ngủ?
ban-co-nghi-minh-co-nguy-co-ngung-tho-khi-ngu
news

Bạn có nghĩ mình có nguy cơ ngưng thở khi ngủ?

Thứ 5, 20/06/2024 | 11:53:00
2,014 lượt xem

"Bạn có thuộc nhóm những người ngủ ngáy, thức dậy buổi sáng không sảng khoái, cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, trong ngày hay buồn ngủ, ngủ gật… và có khả năng cao là bạn bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không?".

TS-BS Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện (BV) Đà Nẵng đặt câu hỏi khi chia sẻ về việc đo đa ký giấc ngủ, giúp chẩn đoán về cơn ngưng thở khi ngủ. Đây là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh chuyển hóa và tim mạch như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Ngoài ra, tình trạng buồn ngủ vào ban ngày cũng khiến bạn mất tập trung, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt.

Nguy cơ ngộ độc khí CO2 của chính mình

Bệnh nhân T.T.N (nam, 55 tuổi, Đà Nẵng) đến bệnh viện khám tầm soát, sàng lọc để tìm nguyên nhân khiến mình không khỏe suốt thời gian dài. Qua thăm khám, thấy bệnh nhân (BN) có các yếu tố nguy cơ như béo phì, cổ ngắn, ngáy to khi ngủ… khiến chất lượng giấc ngủ kém nên khi thức dậy vẫn lơ mơ, đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung và không thể làm được việc. Hơn cả, do tầm soát sàng lọc nhiều nơi nhưng không chẩn đoán được bệnh cụ thể, ông N. lo sợ dẫn đến trầm cảm, nghĩ mình mắc bệnh nan y nên bi quan và chất lượng cuộc sống ngày càng kém. Tuy nhiên, các BS chẩn đoán BN bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bạn có nghĩ mình có nguy cơ ngưng thở khi ngủ?- Ảnh 1.

Đo đa ký giấc ngủ để chẩn đoán về các cơn ngưng thở khi ngủ AN QUÂN

Tại khoa Nội hô hấp (BV Đà Nẵng), BN được chỉ định đo đa ký giấc ngủ trong suốt 1 đêm dài. Kết quả xuất hiện nhiều cơn ngưng thở từ 10-30 giây. Thậm chí có những cơn ngưng thở nặng kéo dài gần 1 phút.

"Những cơn ngưng thở khi ngủ như vậy sẽ khiến CO2 trong máu tăng lên, nồng độ O2 trong máu giảm. Không những vậy, hệ thống chuyển hóa bị tác động dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, tâm sinh lý... Sáng dậy người bệnh thường xuyên trong trạng thái đau đầu, mất tập trung… nằm trong tình trạng ngộ độc CO2 của chính mình do chưa đào thải hết CO2. Bệnh nhân sẽ hiểu nhầm mình mệt do những nguyên nhân như huyết áp, tim mạch… chứ không nghĩ do ngộ độc thừa CO2 và thiếu O2, tức là tình trạng thán khí trong người", BS CKII Nguyễn Hứa Quang, Trưởng khoa Nội hô hấp, BV Đà Nẵng cho biết.

Qua thăm khám và đo đa ký giấc ngủ, xác định được tình trạng ngưng thở khi ngủ, BN sẽ được chẩn đoán các nguyên nhân thực thể như cấu trúc sọ mặt, lưỡi, cổ, bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, tuyến ức, tuyến cận giáp, các tổn thương phần mềm vùng hầu họng, dây chằng, tình trạng mất hoặc giảm trương lực cơ dẫn đến hẹp đường thở… Bên cạnh đó, yếu tố thần kinh cũng được chẩn đoán kỹ lưỡng để có hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng.

Chất lượng chuyên sâu về dự phòng bệnh lý

Sau khi đo đa ký giấc ngủ xác định mức độ nặng hay nhẹ của hội chứng ngưng thở khi ngủ, BN sẽ được tư vấn điều trị. Theo đó, nếu nhẹ thì BN sẽ được tư vấn bỏ thuốc lá, giảm cân, tư vấn tư thế khi ngủ để hạn chế ngủ ngáy và chèn ép ngưng thở. Trường hợp nặng hơn thì tùy nguyên nhân thực thể hay cơ năng để điều trị bằng dụng cụ đưa hàm dưới ra trước, điều trị ngoại khoa, hoặc tư vấn đeo máy trợ thở áp lực dương (CPAP) khi ngủ.

Theo TS-BS Lê Đức Nhân, việc kiểm soát chất lượng giấc ngủ thực sự là một môn khoa học mang lại hiệu quả rất lớn. Bởi vì ngưng thở khi ngủ còn chưa được chú ý chẩn đoán nên người bệnh thường đi khám nhiều chuyên khoa khác nhau, rất tốn kém về thời gian và tiền bạc trước khi đến khám bác sĩ chuyên khoa… "Việc đo đa ký giấc ngủ và xử lý ngưng thở khi ngủ sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề mang tính dự phòng, tránh bỏ sót một bước chẩn đoán quan trọng để phát hiện nguyên nhân gây bệnh. Cùng với chẩn đoán chất lượng giấc ngủ, chúng tôi đang tiến đến y học chuyên sâu về dự phòng, tiên đoán, phòng ngừa các bệnh lý khác một cách đồng bộ", TS-BS Lê Đức Nhân cho biết.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/ban-co-nghi-minh-co-nguy-co-ngung-tho-khi-ngu-185240620105458392.htm 

  • Từ khóa

Phát hiện tác dụng quan trọng của trà xanh đối với người lớn tuổi

Đối với người lớn tuổi, mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ là 2 vấn đề chính. Nghiên cứu còn cho thấy giảm thời gian ngủ từ 7 giờ xuống còn 6 giờ làm tăng...
09:35 - 07/09/2024
529 lượt xem

Đi bộ thế nào để giảm mỡ bụng?

Đi bộ là bài tập có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe xương khớp, duy trì thể lực tổng thể và làm săn chắc cơ...
17:50 - 06/09/2024
897 lượt xem

Havard chỉ đích danh 3 thứ trên bàn ăn dễ gây đột quỵ nhất

Nghiên cứu với gần 210.000 người tham gia đã đánh giá nguy cơ bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ mà từng loại thực phẩm siêu chế biến mang lại
16:30 - 05/09/2024
1,511 lượt xem

13 sinh viên Thái Nguyên phải nhập viện không do bệnh truyền nhiễm

Kết quả xét nghiệm 13 sinh viên Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đều âm tính với cúm A, B; sốt chưa rõ nguyên nhân và hình ảnh...
13:59 - 05/09/2024
1,532 lượt xem

Sinh ra giới tính mơ hồ, kết hôn xong vẫn đi xác định giới tính

Khi ra đời, một số trẻ có giới tính mơ hồ, sau đó được ghi giới tính nhầm trong giấy khai sinh. Thế là không ít người sống đến gần nửa cuộc đời phải đi...
10:30 - 05/09/2024
1,591 lượt xem