190
/
165581
Tiêm 4 mũi vắc xin, vì sao vẫn mắc viêm não Nhật Bản?
tiem-4-mui-vac-xin-vi-sao-van-mac-viem-nao-nhat-ban
news

Tiêm 4 mũi vắc xin, vì sao vẫn mắc viêm não Nhật Bản?

Thứ 2, 17/06/2024 | 15:58:00
1,932 lượt xem

Trước một số ý kiến băn khoăn về nguyên nhân khiến bệnh nhân tại Hà Nội vẫn mắc viêm não Nhật Bản B, dù đã tiêm 4 mũi vắc xin, các chuyên gia về vắc xin và tiêm chủng đã giải thích, nhận định về các tình huống nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết: "Với ca bệnh viêm não Nhật Bản B (cộng đồng vẫn thường gọi là viêm não Nhật Bản), sau khi đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin, nhưng vẫn mắc bệnh, thì bệnh nhân đó cần được đánh giá lại viêm não do nguyên nhân gì? Vì có nhiều nguyên nhân gây viêm não, mặc dù khá hay gặp ở trẻ nhỏ là viêm não Nhật Bản B, đặc biệt khi chưa có tiêm chủng mở rộng. Còn vắc xin viêm não Nhật Bản B thì chỉ phòng được viêm não Nhật Bản B chứ không phòng bệnh viêm não do nguyên nhân khác. Chưa kể hiệu lực của vắc xin không bao giờ đạt được 100%. Do đó, có thể tiêm rồi vẫn mắc".

Tiêm 4 mũi vắc xin, vì sao vẫn mắc viêm não Nhật Bản?- Ảnh 1.

Việt Nam trong vùng có viêm não Nhật Bản, sau tiêm xong 3 mũi tiêm cơ bản, cứ 3 năm sẽ phải nhắc lại 1 lần cho đến năm 15 tuổi VABIOTECH

Thông tin thêm về hiệu quả của vắc xin và tiêm chủng, một chuyên gia của Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia, cho biết thêm, có một tỷ lệ nhỏ tiêm vắc xin nhưng không tạo miễn dịch. Đây là yếu tố cá nhân, không do chất lượng vắc xin.

"Thực tế một số thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận, trong khi hầu hết người tham gia nghiên cứu đều sinh miễn dịch, có kháng thể sau tiêm vắc xin, thì cá biệt có trường hợp tiêm 4 mũi nhưng không có kháng thể", chuyên gia cho hay, và cũng chia sẻ: "Các vắc xin nói chung cũng không tạo kháng thể 100% sau tiêm, mà tỷ lệ bảo vệ đạt trung bình khoảng 90 - 95%, tùy loại, với những người đã tiêm đầy đủ. Tuy nhiên, khi đã tiêm vắc xin, nếu mắc bệnh, thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn".

Giải thích cụ thể hơn về ca bệnh viêm não 13 tuổi, tại Hà Nội, được xác định viêm não Nhật Bản B, sau khi đã tiêm 4 mũi vắc xin này, TS Đỗ Tuấn Đạt, nguyên Chủ tịch Công ty Vắc xin và sinh phẩm số 1 VABIOTECH (Bộ Y tế), chuyên gia nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vắc xin lưu ý thêm: "Theo chỉ định của vắc xin viêm não Nhật Bản, vì Việt Nam nằm trong vùng dịch nên sau khi tiêm xong 3 mũi tiêm cơ bản, cứ 3 năm sẽ phải nhắc lại 1 lần cho đến năm 15 tuổi. Bệnh nhân nêu trên đã tiêm mũi cuối từ năm 2019, hiện đã phải tiêm nhắc lại. Và nếu cần chắc chắn, phải làm thêm kháng thể, để đánh giá hiệu quả sau tiêm".

Vắc xin viêm não Nhật Bản có tỷ lệ miễn dịch sau tiêm đạt từ 95  - 100%, do đó, các gia đình luôn lưu ý cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và tiêm nhắc lại theo tư vấn của nhân viên y tế", TS Đạt thông tin thêm.

Đánh giá dịch để triển khai chiến dịch tiêm chủng

Theo chuyên gia của TCMR quốc gia, các năm qua, TCMR quốc gia đã cùng các địa phương tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ, để các trẻ có kháng thể, được bảo vệ tốt nhất. Ngoài ra, TCMR còn có các chiến dịch tiêm chủng, ngoài tiêm chủng thường xuyên đã duy trì tại các trạm y tế xã, phường.

Tiêm 4 mũi vắc xin, vì sao vẫn mắc viêm não Nhật Bản?- Ảnh 2.

Phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù sau khi đã hoãn tiêm LIÊN CHÂU

Chiến dịch tiêm chủng được thực hiện được căn cứ trên diễn biến thực tế về dịch bệnh tại địa phương để ngăn dịch bùng phát, hoặc triển khai tại vùng dịch tễ có yếu tố nguy cơ, ví dụ như, từng tiêm vắc xin sởi-rubella, bạch hầu hoặc vắc xin bại liệt, viêm não Nhật Bản.

Theo đánh giá của chuyên gia, với Hà Nội, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi TCMR được tiêm chủng đầy đủ ở mức cao. Trường hợp viêm não Nhật Bản trên là ca bệnh đầu tiên trong năm nay, hiện vẫn là cá biệt, chưa đặt ra vấn đề tiêm chiến dịch.

Tuy nhiên, để bảo vệ trẻ em trước bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các gia đình vẫn cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và tiêm bù mũi nếu đã hoãn tiêm. Không chỉ với viêm não Nhật Bản, mà trẻ cần được tiêm đầy đủ với các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin.

Các vắc xin trong TCMR do Nhà nước tổ chức, mua vắc xin và từ nguồn viện trợ, tiêm miễn phí cho các trẻ trong độ tuổi.

Hiện, vắc xin viêm não Nhật Bản B có lịch tiêm là:

Tiêm lần 1: khi trẻ đủ 1 tuổi

Tiêm lần 2: 1 - 2 tuần sau lần 1

Tiêm lần 3: 1 năm sau lần 1

Lịch tiêm chủng mới nhất do Bộ Y tế cập nhật đến thời điểm này, có 11 bệnh truyền nhiễm bắt buộc sử dụng vắc xin. Trong đó có viêm não Nhật Bản B.

Trước đây khi chưa triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản B, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này chiếm đến 50% các ca viêm não. Hiện, tỷ lệ này giảm thấp, còn khoảng 5 - 15%.

Theo Thanh niên

https://thanhnien.vn/tiem-4-mui-vac-xin-vi-sao-van-mac-viem-nao-nhat-ban-185240616114515906.htm 

  • Từ khóa

Mỹ: Bùng phát nhiễm khuẩn E.coli sau khi ăn hamburger của McDonald's, một người tử vong

Gần 50 người đã nhiễm khuẩn E. coli, trong đó có một trường hợp tử vong, sau khi ăn hamburger Quarter Pounder của McDonald's tại Mỹ.
14:41 - 23/10/2024
30 lượt xem

Nghiên cứu phát hiện cách tập thể dục cần tránh vì dễ gây đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa tuổi. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Thế nhưng, trong một...
10:50 - 23/10/2024
139 lượt xem

Vụ 46 công nhân nhập viện sau liên hoan 20-10: Bộ Y tế đề nghị điều tra nguyên nhân

Sau bữa liên hoan ngày 20-10, nhiều công nhân của Công ty TNHH Shinsung Vina (Bắc Giang) bị đau bụng, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, trong đó 46 người...
09:26 - 23/10/2024
167 lượt xem

Bình Định ghi nhận ca bệnh tử vong do nhiễm Cúm A/H1pdm

Ngày 22.10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định đã có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Bình Định về ca bệnh tử vong do Cúm...
07:25 - 23/10/2024
223 lượt xem

Mụn thịt dư xuất hiện sớm: Dấu hiệu của các bệnh cần lưu ý

Mụn thịt dư (u mềm treo) là tình trạng nhiều người trưởng thành mắc phải, nhất là từ 40 tuổi trở đi. Tuy lành tính nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của...
16:50 - 22/10/2024
587 lượt xem