190
/
163151
Thói quen 'phá' dạ dày nhiều người mắc phải: Biết cách tránh để khỏi đau
thoi-quen-pha-da-day-nhieu-nguoi-mac-phai-biet-cach-tranh-de-khoi-dau
news

Thói quen 'phá' dạ dày nhiều người mắc phải: Biết cách tránh để khỏi đau

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27:00
1,986 lượt xem

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đau dạ dày/bao tử. Đau dạ dày không chỉ gây ra các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Đau dạ dày - Ảnh minh họa

Đau dạ dày - Ảnh minh họa

Thói quen xấu tạo ra nỗi ám ảnh chung của nhiều người

Bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết đau dạ dày là tình trạng bao tử bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoặc không thực sự bị tổn thương mà chỉ có rối loạn vận động của dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị dạ dày.

Nguyên nhân gây đau dạ dày thì có nhiều nhưng thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu. Đặc biệt đó là những thói xấu khi ăn uống khiến dạ dày "kêu cứu" nhưng ai trong chúng ta cũng mắc phải vài điều:

- Bỏ bữa sáng: Theo các chuyên gia, việc duy trì thói quen ăn đủ 3 bữa ăn mỗi ngày có vai trò quyết định với sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Trong đó, bữa sáng là bữa ăn cực kỳ quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua hoặc ăn uống qua loa.

Sau giấc ngủ dài, năng lượng cơ thể đã cạn kiệt, nếu không ăn uống kịp thời, dạ dày bị kích thích bởi axit dịch vị. Theo thời gian, chức năng tiêu hóa sẽ suy giảm rất nhiều gây ra bệnh dạ dày, viêm loét và lâu ngày là ung thư dạ dày.

- Ăn quá nhanh: Khi ăn quá nhanh, thức ăn sẽ không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn còn ở dạng thô. Điều này làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày. 

Các chuyên gia khuyến nghị nên kéo dài ít nhất 20 phút. Bởi vì ăn quá nhanh không chỉ hại dạ dày mà còn dễ gây ăn quá nhiều, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường cùng nhiều bệnh khác.

- Ăn khuya: Ăn khuya là thói xấu hại dạ dày mà rất nhiều người, nhất là người trẻ tuổi hay mắc phải. Tác hại lớn nhất của việc ăn khuya là làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột. Về đêm, lẽ ra hai cơ quan này được nghỉ ngơi nhưng lại phải làm việc quá sức, dẫn đến suy giảm chức năng và sớm mắc bệnh. 

Việc ăn đêm cũng sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, gây khó ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi thêm. Nó cũng dễ gây tăng cân, béo phì và nhiều bệnh lý khác.

- Không lựa chọn đồ ăn khi đói: Khi đói, chúng ta thường có xu hướng ăn bất kỳ loại thức ăn nào mình có mà không quan tâm nó có hại dạ dày hay không. Tuy nhiên, đây là một thói quen âm thầm "tàn phá" dạ dày, thậm chí còn có thể gây ngộ độc.

Vì vậy, dù đói đến mấy cũng không nên uống sữa hoặc các món muối chua, đồ ăn cay khi bụng rỗng. Cũng đừng ăn các loại trái cây nhiều axit, dễ gây phản ứng hóa học tiêu cực hoặc nhiều chất tanin dễ hình thành sỏi, hại niêm mạc dạ dày như: táo gai, hồng, dứa, cam chua… 

Tốt nhất nên ăn lót dạ một chút tinh bột rồi mới ăn hoặc uống các thực phẩm này để bảo vệ dạ dày.

- Ăn uống không đúng giờ: Ăn uống thất thường, không đúng bữa, không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày.

Các nghiên cứu cho thấy khi ăn đúng giờ, dạ dày sẽ tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn, nhưng nếu bạn ăn uống thất thường, dạ dày vẫn duy trì thói quen đó. Lâu dần, cơ chế cân bằng giữa sự tiết và bảo vệ bị rối loạn dẫn đến bệnh đau dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

- Ăn mà không tập trung: Đừng nghĩ rằng khi làm việc mới cần tập trung, thật ra ăn uống cũng cần phải tập trung. Ngày nay, chúng ta khó rời mắt khỏi điện thoại, máy tính hay tivi… khi ăn uống. Không chỉ bởi vì quá bận rộn mà còn vì muốn tranh thủ giải trí hoặc đơn giản chỉ là khiến bữa ăn bớt nhàm chán.

Những thói quen tưởng chừng vô hại này lại có sức tàn phá rất lớn đối với dạ dày. Bao gồm đau dạ dày, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa thức ăn, nuốt phải dị vật vào dạ dày, viêm loét dạ dày do rối loạn tiết axit dịch vị…

- Ăn quá no hoặc quá đói: Khi quá đói axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc. 

Cà chua là loại quả được cho là không nên ăn vào lúc đói để bảo vệ bao tử

Cà chua là loại quả được cho là không nên ăn vào lúc đói để bảo vệ bao tử

Tránh những thực phẩm "phá" dạ dày khi đói

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo khi đói, dạ dày trở nên nhạy cảm, không phải loại thực phẩm nào cũng ăn được vì có rất nhiều thực phẩm có thể phá dạ dày. Thay vì ăn uống một cách vô tội vạ thì nên ghi nhớ những thực phẩm không nên ăn lúc đói, tránh bị đau dạ dày hoặc khiến cơ thể trở nên khó chịu.

- Tỏi: Tỏi là thực phẩm hữu dụng, đa năng. Nó có thể được sử dụng làm gia vị, thảo dược… Tuy nhiên, ăn tỏi khi đói lại phản tác dụng, gây tấy rát niêm mạc dạ dày và ruột, không tốt cho sức khỏe.

- Cà chua: Cà chua là loại quả chứa rất nhiều pectin - một dạng keo tự nhiên trong trái cây, đồng thời có nhiều chất keo dạng bột thuộc thành phần có tính hòa tan. Ăn cà chua lúc đói bụng rất dễ sinh ra các phản ứng hóa học với axit, khiến cho áp lực dạ dày tăng lên, gây giãn nở dạ dày cấp tính, khiến bạn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.

- Khoai lang: Khoai lang không hề tốt đối với một cái bụng lép kẹp. Điều này là do khoai có thể làm tăng sản sinh axit trong dạ dày. Những người bị viêm sưng và đau dạ dày không nên ăn khoai, đặc biệt khi đói, nếu muốn tránh làm bệnh của mình thêm trầm trọng.

- Dứa: Dứa giàu enzyme mạnh, ăn dứa lúc đói sẽ làm tổn thương dạ dày và giảm thành phần dinh dưỡng trong dứa. Loại quả này tốt nhất nên ăn sau bữa ăn.

- Táo tàu khô: Táo tàu khô có chứa nhiều pectin và axit tannic. Những chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ gây kết tủa thành cục trong dạ dày.

- Chuối: Chuối giàu magiê và các chất khác, nên nếu bạn ăn chuối trong tình trạng bụng đói sẽ gây ra sự gia tăng đột biến về số lượng magiê trong máu, gây chứng magiê máu, mất cân bằng canxi, từ đó làm ức chế tim mạch, không có lợi cho sức khỏe

Biến chứng tiềm ẩn do đau dạ dày

Nếu bệnh đau dạ dày vẫn ở giai đoạn cấp tính, hầu hết các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể chữa khỏi chỉ sau một vài tuần. Tuy nhiên, ở tình trạng mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất thường xuyên và mức độ cũng nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm có thể xuất hiện gồm:

Xuất huyết dạ dày.

Thủng dạ dày.

Hẹp môn vị...

Theo Tuổi trẻ

https://tuoitre.vn/thoi-quen-pha-da-day-nhieu-nguoi-mac-phai-biet-cach-tranh-de-khoi-dau-2024042221504191.htm 

  • Từ khóa

AstraZeneca thừa nhận vắc xin có thể gây cục máu đông, có đáng lo?

Lần đầu tiên AstraZeneca thừa nhận vắc xin COVID-19 của hãng có thể gây cục máu đông, nói đây là tác dụng phụ hiếm gặp. Nhiều người ở Việt Nam đã tiêm...
14:51 - 03/05/2024
222 lượt xem

WHO: Không chỉ rượu, thức uống này cũng dễ gây ung thư gan

Nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan có thể tăng đến 83% bởi một loại đồ uống mà nhiều người tưởng rằng không liên quan đến cơ quan này.
11:21 - 03/05/2024
292 lượt xem

Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong

Theo Tổ chức Y tế thế giới, CHDC Congo đã báo cáo gần 300 trường hợp tử vong nghi ngờ do đậu mùa khỉ (mpox) kể từ tháng 1-2024.
09:39 - 03/05/2024
357 lượt xem

Bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng bảo hiểm xã hội?

Bộ Y tế đề xuất quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp.
07:44 - 03/05/2024
397 lượt xem

4 nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng đến ‘chuyện ấy’

Chế độ ăn uống không chỉ quyết định đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến “chuyện ấy”. Trong đó, có một số nhóm thực phẩm có thể làm giảm nhiệt...
15:59 - 02/05/2024
756 lượt xem