190
/
153801
Nhiều người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người", Bộ Y tế ra khuyến cáo
nhieu-nguoi-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-bo-y-te-ra-khuyen-cao
news

Nhiều người nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người", Bộ Y tế ra khuyến cáo

Thứ 6, 22/09/2023 | 14:29:00
2,016 lượt xem

Tại Việt Nam, bệnh vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore xuất hiện rải rác. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong

Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thông tin về bệnh nhi 15 tuổi nhiễm bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore, ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá), tử vong ngày 19-9 dù được tích cực điều trị.

Ngày 22-9, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore. Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore (tên gọi khác là Melioidosis ) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.

Nhiều người nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, Bộ Y tế ra khuyến cáo - Ảnh 1.

Tổn thương do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore. Ảnh: Internet

Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương và các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện tại Đắk Lắk, Thanh Hóa, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ...) có nguy cơ cao mắc bệnh.

Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, vệ sinh diệt khuẩn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-nguoi-nhiem-vi-khuan-an-thit-nguoi-bo-y-te-ra-khuyen-cao-20230922115733988.htm 

  • Từ khóa

Bộ Y tế: Người đã tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 AstraZeneca, nên thời điểm này người dân không cần xét...
15:38 - 10/05/2024
161 lượt xem

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Có hơn 120.000 ca tử vong do ung thư tại Việt Nam mỗi năm. 50-80% người bệnh mắc bệnh ung thư đến khám ở giai đoạn trễ, 3 và 4.
14:10 - 10/05/2024
195 lượt xem

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng...
11:45 - 10/05/2024
249 lượt xem

Lý do Bộ Y tế thu hồi lô thuốc ung thư nhập khẩu từ Đức

Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế TP HCM kiểm tra và giám sát doanh nghiệp thực hiện việc thu hồi và xử lý lô thuốc điều trị một số bệnh ung thư não do vi...
10:06 - 10/05/2024
290 lượt xem

Hoa đu đủ đực có chữa được ung thư?

Trong hoa đu đủ có rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe, giúp phòng ngừa một số bệnh, trong đó có ung thư. Nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định...
09:59 - 10/05/2024
289 lượt xem