190
/
152119
Tiêm 4 vắc-xin này, "tác động kép" bất ngờ đến nguy cơ sa sút trí tuệ
tiem-4-vac-xin-nay-tac-dong-kep-bat-ngo-den-nguy-co-sa-sut-tri-tue
news

Tiêm 4 vắc-xin này, "tác động kép" bất ngờ đến nguy cơ sa sút trí tuệ

Thứ 5, 17/08/2023 | 11:48:00
2,211 lượt xem

Nghiên cứu từ Mỹ cho thấy một số vắc-xin quen thuộc không chỉ giúp ngăn ngừa căn bệnh chính mà còn phát huy tác dụng tương đương thuốc trị Alzheimer nhiều năm sau.

Theo bài công bố trên tạp chí Alzheimer, những người từng tiêm phòng vắc-xin kết hợp, trong đó có ngừa uốn ván - bạch hầu, vắc xin HZ ngừa zona và vắc-xin phế cầu, có thể giảm rõ rệt nguy cơ mắc Alzheimer ở tuổi 65.

Đó là kết quả từ nghiên cứu lớn đến từ Trường Đại học Sức khỏe Texas ở Houston (UTHealth Houston - Mỹ), với GS-TS Paul E. Schulz từ Trường Y khoa McGovern thuộc UTHealth Houston là tác giả cấp cao.

Tiêm 4 vắc-xin này, tác động kép bất ngờ đến nguy cơ sa sút trí tuệ - Ảnh 1.

Thăm khám bệnh nhân nghi ngờ mắc Alzheimer - Ảnh: UTHealth Houston

Công trình này theo sau một nghiên cứu khác của nhóm cũng do GS Schulz dẫn dắt, cho thấy người từng tiêm vắc-xin cúm ít nhất một lần giúp giảm 40% nguy cơ mắc Alzheimer khi về già.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ một nhóm lớn, trong đó gần 12.000 người từng được tiêm uốn ván - bạch hầu bằng vắc-xin Tdap hoặc Td, hơn 16.000 người từng được tiêm HZ, hơn 20.000 người từng được tiêm phế cầu và hàng chục ngàn bệnh nhân chưa được tiêm đối với từng loại vắc-xin để đối chứng.

Họ được theo dõi trong vòng 8 năm ở độ tuổi bắt đầu theo dõi là trên 65.

Kết quả cho thấy người đã tiêm vắc-xin bạch hầu - uốn ván có nguy cơ phát triển Alzheimer thấp hơn đến 30% so với người không tiêm. Vắc-xin HZ đem lại mức giảm nguy cơ 25%, trong khi vắc-xin phế cầu giúp giảm 27%.

Để so sánh, thuốc trị Alzheimer vừa được các cơ quan y tế trên thế giới phê duyệt trong năm nay, với tác dụng làm chậm sự phát triển của Alzheimer lần lượt là 25%, 27% và 35%.

Theo Medical Xpress, các tác giả lập luận rằng có thể trong khi thay đổi hệ miễn dịch để ngừa các bệnh chính mà nó nhắm vào, các vắc-xin này cũng giúp thay đổi cách hệ miễn dịch phản ứng với các protein độc hại gây Alzheimer.

"Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bệnh nhân sẵn sàng tiếp cận việc tiêm chủng định kỳ cho người lớn. Trong những năm qua, lĩnh vực điều trị Alzheimer đã mở rộng rất nhiều. Tuy nhiên, thuốc điều trị đòi hỏi nhiều tốn kém để được sử dụng an toàn. Ngược lại, các vắc-xin trên đã được phổ biến rộng rãi" - TS Kristofer Harris từ Trường Y khoa McGovern giải thích.

Alzheimer là căn bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh mất trí nhớ/sa sút trí tuệ, gây giảm chất lượng sống nghiêm trọng và tử vong sớm. Ước tính, khoảng 33 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với căn bệnh này.

Theo Người lao động

https://nld.com.vn/suc-khoe/tiem-4-vac-xin-nay-tac-dong-kep-bat-ngo-den-nguy-co-sa-sut-tri-tue-20230817094923332.htm 

  • Từ khóa

Cà phê chiếm vị trí số 1 về tác dụng không ngờ

Mọi người đều biết cà phê ẩn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng bạn có biết nó còn là tuyệt chiêu trị táo bón.
15:42 - 17/05/2024
520 lượt xem

Bộ Y tế chính thức cấp phép lưu hành vắc xin ngừa sốt xuất huyết

Vắc xin ngừa sốt xuất huyết do Takeda sản xuất, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam từ ngày 15-5. Đây là vắc xin ngừa sốt xuất huyết đầu tiên được...
11:45 - 17/05/2024
633 lượt xem

Việt Nam tham gia hệ thống ứng phó đại dịch của WHO

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa khánh thành Trung tâm hợp tác với WHO về chuẩn bị, ứng phó với đại dịch và quản lý lâm sàng các bệnh truyền...
09:45 - 17/05/2024
670 lượt xem

5 lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn tối sớm

Nhiều người trong chúng ta thường ăn tối khá muộn và đây không phải thói quen tốt. Trên thực tế, ăn tối sớm có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe thể...
08:26 - 17/05/2024
699 lượt xem

Phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút nhờ ‘siêu máy’ CT 1975 lát cắt

Đây là một trong những máy CT được đánh giá có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới tính đến thời điểm này khi chụp 1 trái tim chỉ cần 0,23 giây, chụp toàn...
18:44 - 16/05/2024
1,036 lượt xem