Hầu hết tổ chức y tế đều khuyến cáo mọi người sử dụng muối trong ngưỡng cho phép để tránh các bệnh nguy hiểm.
Muối là khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ muối quá mức,bao gồm muốitrong các loại gia vị, thực phẩm chế biến sẵn…có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực về sức khỏe.
Những con số đáng báo động
Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng muối nhiều hơn hàm lượng được khuyến nghị. Số liệu từ Cục Y tế dự phòng cho thấy trung bình mỗi ngày một người Việt trưởng thành tiêu thụ khoảng 9,4g muối, cao gần gấp đôi khuyến cáo của WHO là ít hơn 5g/ngày (chỉ khoảng 1 thìa cà phê).
Theo WHO, ăn mặn là một trong những nguyênnhândẫn đến sự gia tăng của nhiều bệnh mạn tính.Bởi trong ngày, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 2.000mg natri (yếu tố tạo nên vị mặn), tương đương 5g muối. Nếu nhiều hơn, cơ thể sẽ bị mất cân bằng chỉ số natri và kali, khiến thận lọc nước kém. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc, cũng như gây thêm áp lực cho các mạch máu, thậm chí làm tắc nghẽn động mạch. Thói quen ăn mặn cũng chính là nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận, bệnh dạ dày và hệ xương khớp.
Mỗi năm, thế giới ghi nhận khoảng 17,3 triệu ca tử vong sớm do bệnh tim mạch, dự báo đến năm 2030, con số này tăng lên 23 triệu ca. Trong khi đó, tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp và cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch.
Ăn mặn là nguyên nhân gây nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm Shutterstock
Thay đổi thói quen để bảo vệ sức khỏe
Phần lớn người Việt thích món ăn có hương vị đậm đà nên khi nêm nếm dễ bị "quá tay". Bên cạnh đó, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp hay muối chua vốn nhiều muối cũng là món ăn ưa thích của không ít người hiện nay.
Để giảm lượng muối tiêu thụ, theo khuyến cáo của WHO, mọi người nên giảm bớt muối khi nấu ăn, chấm nhẹ tay, giảm thựcphẩm mặn.
Được chẩn đoán có dấu hiệu mắc bệnh tim mạch, Quang Anh (Hà Nội) cho biết anh đang tập làm quen với việc giảm lượng muối trong bữa ăn hằng ngày.
"Trong đợt khám sức khỏe định kỳ của công ty, tôi được chẩn đoán có dấu hiệu mắc bệnh tim. Bác sĩ khuyên tôi nên dành thời gian tập luyện thể thao, ngủ đủ giấc và có chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là giảm mặnkhi ăn uống. Vốn thích các món có hương vị đậm đà nên thời gian đầu phải ăn nhạt không hề dễ dàng. Tuy nhiên, vì sức khỏe bản thân, tôi quyết tâm giảm lượng muối, bột canh hoặc nước mắm trong bữa ăn hằng ngày và chỉ nêm nếm, chấm khi cần thiết. Sau một thời gian, tôi đã quen với điều đó", Quang Anh chia sẻ.
Cắt giảm lượng muối tiêu thụ trong bữa ăn là một trong những cách bảo vệ sức khỏe Pexel
Ngọc Dung (Đà Nẵng) cũng bắt đầu thay đổi thói quenkhi nghe chuyện ăn mặn là tác nhângây nhiều bệnh mạn tính.
"Tôiđã nghe nhiều về hậu quả của việc ăn mặn, gia đình cũng từng có người mắc bệnh tim mạchnêntôi thấy mình cần chú ý hơn đến việc kiểm soát lượng muốitiêu thụ hằng ngày. Tôi đã bắt đầu từ việc thay đổi thói quen sinh hoạt, dành thời gian tự nấu nướng, rồi thay đổi dần cả khẩu vị ăn uống nữa", Ngọc Dung nói.
Ngoài ra, chị cũng duy trì thói quen kiểm tra định lượng muối trên bao bì gia vị, đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến. Với gia vị nấu nướng, chị Dung lựa chọn hạt nêm Knorr Thịt thăn và Xương ốngvìsản phẩm chỉ chứa 46% muối, cùng thành phần chiết xuất từ thịt thăn và xương ống, bảo đảm món ăn luôn đậm đà tròn vị.
Chị Dung cũng cho biết thêm trên bao bì Hạt nêm Knorr, định lượng nêm nếm được hướng dẫn cụ thể cho từng món canh, kho, hay xào. Nhờ vậy, người tiêu dùng có thể kiểm soát lượng muối khi chế biến, cũng như đảm bảo món ăn vẫn thơm ngon chuẩnvị.
Những thay đổi nhỏ trong ăn uống hằng ngày sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn là người có "gout" ăn uống đậm vị, hãy bắt đầu thói quen giảm mặn để để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh.
Theo Thanh niên
https://thanhnien.vn/who-va-bo-y-te-khuyen-cao-giam-man-nang-cao-suc-khoe-gia-dinh-185230814191413205.htm