Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên ra ngoài trời sẽ không dễ bị cận thị, ngay cả trẻ mắc cận thị thì độ cận cũng tăng chậm hơn rất nhiều.
Khám mắt cho trẻ em, hiện ở đô thị tỉ lệ trẻ bị cận thị đã tăng hơn rất nhiều so với trước
Tại Việt Nam, số liệu thống kê không đầy đủ năm 2023, trẻ thành phố 40% cận thị, con số cao hơn hẳn so với ở nông thôn.
Cận thị đã trở thành "tật khúc xạ" hay gặp.
Nhưng các vị phụ huynh, những người đang đợi cắt kính trong hiệu, hay đang chờ phẫu thuật cho con ở cổng bệnh viện, liệu quý vị có biết cách phòng và chống cận thị đơn giản nhất, hiệu quả nhất, tốt nhất chính là đưa trẻ ra ngoài trời vận động hay không?
Nhiều cha mẹ không biết
Thì đây, giáo sư Morgan, chuyên gia khoa học thị giác ở Đại học Quốc gia Úc, đã thực hiện nghiên cứu thống kê và phát hiện ra rằng nếu trẻ dưới 7 tuổi mà dành 4 - 5 giờ hoạt động ngoài trời thì chỉ 1% mắc cận thị, nhưng nếu chỉ bước ra khỏi cửa 30 phút mỗi ngày thì con số cận thị sẽ gấp 30 lần.
Trẻ em Việt thì sao? Với tỉ lệ cận thị 40%, thì trẻ em thành phố gần như bị nhốt ở trong nhà. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu mỗi ngày cho trẻ ra ngoài 30 phút, thì nguy cơ mắc cận thị sẽ giảm đi 30%.
Các chuyên gia đều khuyến cáo mỗi ngày trẻ cần được ra ngoài trời hơn 2 giờ, đó cũng là lý do ở phương Tây trẻ học mẫu giáo hầu hết ở ngoài trời, tiểu học hoạt động ngoài trời cũng rất nhiều thời gian.
Tại sao lại ra ngoài trời vào ban ngày?
Ông Morgan làm một thí nghiệm, con gà nuôi trong điều kiện ánh sáng yếu sẽ có nguy cơ bị cận thị cao hơn con gà nuôi ngoài trời. Cũng như vậy, con người tập thể dục trong phòng hoặc buổi tối, thì hiệu quả phòng chống cận thị kém hơn nhiều so với bài tập ban ngày ở điều kiện ngoài trời.
Có sức mạnh bí ẩn nào trong ánh sáng mặt trời?
Các nhà khoa học đồng thuận rằng dopamin vạn năng là chìa khóa của vấn đề, ánh sáng mặt trời kích thích giải phóng dopamin trong võng mạc, chất hóa học này sẽ kéo dài trục của mắt, giúp trẻ kiểm soát cận thị.
Để kiểm chứng đồng thuận này, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu nhãn khoa của Đại học Tubingen ở Đức đã thực hiện một thí nghiệm vào năm 2010, bằng cách tiêm spirobutaline vào mắt gà đã ức chế tiết dopamin và chức năng bảo vệ mắt gà khỏi ánh sáng mặt trời biến mất.
Thế giới tự nhiên rộng lớn cần trẻ khám phá
Có nghĩa là, cốt lõi của hoạt động ngoài trời không phải là "hoạt động", vì hoạt động hoàn toàn có thể thực hiện được trong nhà, mà cốt lõi phải là "ánh sáng mặt trời".
Vì vậy, các bậc phụ huynh và con của mình ra ngoài trời vào ban ngày, dù có tập thể dục hay không thì không phải là điểm mấu chốt, ngay cả khi ngồi chơi dưới nắng cũng đã rất có ý nghĩa, đặc biệt là bảo vệ mắt khỏi các tật khúc xạ, trong đó cận thị rất quan trọng.
Trẻ bị nhốt trong nhà lúc nào cũng mệt mỏi và buồn ngủ. Nhưng trẻ có đủ thời gian hoạt động ngoài trời sẽ khác. Bởi vì trẻ bước ra khỏi cửa sẽ được thiên nhiên ôm lấy, màu lá xanh của cây có bước sóng ngắn hơn, hình ảnh cũng ở trước võng mạc, điều đó giúp thúc đẩy thư giãn điều tiết mắt, thư giãn cơ mi và giảm sự mệt mỏi thị giác.
Nhưng tắm nắng đúng cách rất quan trọng, hãy nhớ đôi mắt của trẻ rất mỏng manh, lúc nào cũng trong veo, nếu để ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào, đặc biệt là tia tử ngoại vào buổi trưa và buổi chiều, có thể gây bỏng giác mạc, tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể.
Vì thế mà tận dụng nhiều hơn vào buổi sáng, xu hướng xuôi chiều tia nắng hoặc ngang tia, tránh để tia mặt trời chiếu thẳng vào mắt. Buổi trưa hoặc chiều thì nên ở trong bóng mát, còn nếu ra nắng thì hãy sử dụng mũ, sử dụng kính râm để bảo vệ mắt.
Ngoài ra, môi trường bên ngoài phải thật vệ sinh, không bị ô nhiễm, các chỉ số không khí như bụi mịn, khí thải phải rất tốt.
Thế giới tự nhiên rộng lớn như vậy, trẻ em cần ra ngoài khám phá.
Theo Tuổi trẻ
https://tuoitre.vn/thuong-xuyen-ra-ngoai-troi-van-dong-giam-nguy-co-mac-can-thi-20230720074417253.htm